Nhưng theo ông Wolfgang Gerke, Phó chủ tịch "Phái tả" trong Quốc hội Đức, can thiệp quân sự vào xung đột ở Syria là điều không cần thiết
"Tôi ủng hộ một giải pháp ngoại giao, chứ không phải là tuyên chiến. Sau Afghanistan, không ai muốn chiến tranh. Vì vậy, chúng ta phải tìm giải pháp hòa bình cho xung đột và phái lực lượng đến để ký kết hòa bình. Châu Âu có thể làm được rất nhiều điều cho việc này, Nga đang làm rất nhiều, và Pháp cũng vậy. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố."
Về mặt lý thuyết, Đức có thể tham chiến. Ông Gehrke nói:
"Tất cả luôn luôn bắt đầu một cách vô hại. Tôi nhớ rõ ràng quyết định đầu tiên của Quốc hội Đức trong cuộc chiến ở Afghanistan. "Chúng tôi muốn kiểm soát cuộc bầu cử ở Kabul." Và điều đó bị "kéo dài" tới 14 năm. Vì vậy tôi cho rằng châu Âu nên theo đuổi một chiến lược khác. Chúng ta cần hợp tác với Nga, thảo luận với Nga về những gì chúng ta có thể làm với nhau trong vấn đề Syria. Và chúng ta cần phải chấm dứt chuyện vô nghĩa với Ukraine. Chúng tôi cần phải đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, đó sẽ là đòn nghiêm trọng cho kế hoạch của IS. Cần phải gia tăng áp lực lên Saudi Arabia và Qatar, để họ ngừng tài trợ cho IS, mặc dù chính phủ không làm điều đó, mà là giới nhà giàu. Cần phải cắt đứt tài trợ cho IS. Về sự can thiệp quân sự vào Syria, các chính trị gia Đức có thái độ khá hoài nghi. Chúng ta đang nói về hoạt động mặt đất, không phải là không kích bằng máy bay. Tình hình ở Trung Đông là rất căng thẳng và cực kỳ nguy hiểm. Phái binh lính đến đó là đưa họ vào chỗ chết."