Dành riêng cho đài "Sputnik", chuyên viên quân sự Nga Vasily Kashin đã bình luận về thông tin này.
Tàu mới sẽ lớn hơn chiếc "Liêu Ninh" — tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc — và sẽ có khả năng chở trên boong các máy bay chống tàu ngầm và máy bay có radar phát hiện tầm xa. Những loại máy bay này quá nặng mà công suất động cơ không đủ mạnh. Do đó, máy bay không thể cất cánh từ bàn đạp như chiến đấu cơ trên tàu sân bay. Chắc là con tàu mới của Trung Quốc cần kết hợp cả hai thiết bị dành cho cất cánh: cả bàn đạp lẫn máy phóng.
Để chế tạo tàu sân bay mới, không loại trừ là người Trung Quốc đã sử dụng những dữ liệu nào đó theo mẫu chiến hạm mang máy bay "Ulyanovsk" của Liên Xô. Con tàu này được bắt đầu đóng tại Nikolaev (trên lãnh thổ Ukraina ngày nay) hồi cuối năm 1988. Vào thời điểm Liên Xô tan rã, con tàu đã ở giai đoạn chế tạo đầu tiên, và đến năm 1995 nó bị cắt ra thành kim loại phế liệu. Sự khác biệt lớn của "Ulyanovsk" so với những tàu sân bay xô-viết đời cũ hơn là ở chỗ, cùng với bàn đạp, nó cần được trang bị cả hai máy phóng hơi đẩy. Ở Ukraina hẳn vẫn còn lưu giữ các tài liệu kỹ thuật của đề án này và rất có thể là Trung Quốc đã mua lại bộ hồ sơ tàu "Ulyanovk". Có thể giả định rằng người Trung Quốc sẽ sử dụng kinh nghiệm riêng và những tài liệu thu thập được theo đề án Liên Xô, để cố gắng tạo ra tàu sân bay có khả năng mang nhiều nhóm hàng không mạnh hơn là trên tàu "Liêu Ninh".
Việc khởi công đóng và đưa tàu sân bay mới vào vận hành sẽ là bước tiến mới quan trọng trong đà phát triển hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc. Công trình này sẽ cho phép thu thập kinh nghiệm sử dụng máy phóng cho chuyến cất cánh của máy bay trên boong. Tuy nhiên như có thể hình dung, mục đích chiến lược của Trung Quốc vẫn là chế tạo các tàu sân bay tấn công hạt nhân theo "hình mẫu Mỹ", tức là không có bàn đạp mà trang bị các máy phóng điện từ.