Phần công việc chủ yếu rơi vào ngày thứ hai của chuyến thăm: hôm thứ Năm, cuộc đàm phán Nga-Mỹ đã kéo dài tổng cộng gần tám giờ và diễn ra trong hai giai đoạn: bốn tiếng cho cuộc họp giữa hai ngoại trưởng Kerry và Sergei Lavrov và gần bốn tiếng nữa cho cuộc hội đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Ngoại trưởng Hoa Kỳ ở điện Kremlin.
Ông John Kerry tuyên bố những cuộc đối thoại của ông ở Matxcơva là có hiệu suất.
"Tôi xin cảm ơn về việc ông, Sergei (Lavrov) và Tổng thống Putin đã dành thời gian ngày hôm nay cho một cuộc đối thoại hết sức nghiêm túc và mang tính xây dựng, tôi có thể nói rằng cuộc đối thoại rất sâu sắc và thấu đáo", — ông Kerry nói sau các cuộc đàm phán.
"Về phần mình, chúng tôi khẳng định rằng không bao giờ đóng cửa và không né tránh tương tác, luôn sẵn sàng hợp tác trên cơ sở bình đẳng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích lẫn nhau", — người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nói thêm.
Sự quan tâm đặc biệt của các bên được dành cho vấn đề Syria. Matxcơva và Washington đã xác nhận thỏa thuận của mình trong việc cần thiết tiến hành các cuộc đối thoại trực tiếp giữa chính phủ Syria và các đại diện của phe đối lập. Hai bên ghi nhận sự tiến bộ trong việc giảm mức độ bạo lực ở Syria nhờ sự hợp tác giữa Matxcơva và Washington.
Ngoại trưởng Kerry, đến lượt mình, kêu gọi tìm giải pháp nhanh chóng cho vấn đề Syria để tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố IS.
Một chủ đề trọng tâm nữa của cuộc đàm phán Nga-Mỹ là tình hình phía đông nam Ukraina. Cả Matxcơva và Washington đều nhất trí rằng để giải quyết tình hình ở Donbass hiện nay, không có phương án thay thế nào khác ngoài việc thực thi thỏa thuận Minsk.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đồng thời đã sẵn sàng dỡ bỏ "tất cả các biện pháp trừng phạt" với Nga sau khi thỏa thuận Minsk được thực hiện, ngoại trưởng Hoa Kỳ nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong phần mở đầu cuộc hội đàm với ông Kerry tại điện Kremlin nói nước Nga luôn vui mừng chào đón những chuyến thăm của các đại diện Hoa Kỳ, vốn diễn ra trong không khí làm việc và tạo điều kiện thúc đẩy trong những vấn đề quan trọng nhất.
Cả hai bên đồng ý với nhau rằng việc suy giảm hơn nữa quan hệ song phương không đáp ứng lợi ích của hai quốc gia.