"Trong tiến trình ấm lên của quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga hàm chứa hàng loạt yếu tố. Đó là cả vấn đề liên tục nảy sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ với thế giới phương Tây do chính sách đối ngoại của Ankara, trước hết là ở Syria và Iraq. Đó là sự chỉ trích gay gắt với thực tế Thổ Nhĩ Kỳ biến thành chế độ độc tài với những vi phạm thô bạo về các quyền và tự do của công dân. Đó còn là những vấn đề kinh tế nghiêm trọng mà đất nước phải đối mặt. Cuối cùng, khi cố gắng để thoát khỏi sự quá tải của tất cả những vấn đề này, Ankara đã quyết định đi tới thay đổi đột phá trong quan hệ với Nga".
Bàn về lá thư xin lỗi, chuyên viên nhận xét:
"Các bên đã tìm ra con đường ngoại giao như vậy, trong đó, xét từ một phía, Thổ Nhĩ Kỳ ngỏ lời xin lỗi nhưng trong con mắt công luận vẫn không bị rơi xuống vị trí ô nhục, còn từ phía bên kia thì những điều kiện của Nga về xin lỗi cũng được đáp ứng".
Theo quan điểm của ông Ozbay, việc tăng cường đối thoại với Nga sẽ được Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trình bày như là một trong những thành tố từ cuộc cải cách thành công trong chiến lược đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả là Nga và Israel bổ sung và cân bằng lẫn nhau.