Thời gian gần đây Philippines cũng bày tỏ ý muốn mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước Nga. Khác với sự hợp tác với Hoa Kỳ, trong trường hợp này Philippines không phải chịu áp lực lớn về các vấn đề chính sách trong nước.
"Cuộc tập trận Nga-Trung năm 2016 đã gây ra phản ứng lớn nhất. Hoạt động này đã được tổ chức ở vùng Biển Đông, vì thế mà một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội ở nhiều quốc gia đã cáo buộc Nga và Trung Quốc thực hiện các bài tập nhằm chống lại những nước thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, tiến hành huấn luyện chiến thuật đánh chiếm đảo.
Sau các bài tập trong khu vực giữa tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc không có vấn đề lãnh thổ với bất cứ ai, mọi người đã thấy rõ rằng, trong trường hợp này đã có một chiến dịch bôi nhọ với mục đích leo thang tình hình căng thẳng trong khu vực".
Cuộc diễn tập đã kết thúc thành công, không gây ra bất cứ xung đột, đây là một hoạt động thường kỳ đúng theo kế hoạch. Cũng như cuộc tập trận chung Nga-Ấn Độ "Indra" trong năm 2016 và cuộc tập trận chung Trung Quốc-Ấn Độ "Tay trong tay".
Quân đội cần phải duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Chứng tỏ về điều đó là kết quả chiến dịch chống khủng bố IS của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga ở Syria. Mặc dù có khoảng cách rất xa giữa Syria xa và khu vực Đông Nam Á, nhưng, những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan đang hoạt động trong khu vực này: từ Bangladesh qua Myanmar, Nam Thái Lan, Indonesia đến tận miền Nam Philippines. Khủng bố Hồi giáo là mối đe dọa chung. Vì vậy, các cuộc diễn tập quân sự của các nước có thái độ đầy trách nhiệm với vai trò của mình trong thế giới hiện đại là một hoạt động đúng hướng, — giáo sư Vladimir Kolotov kết luận.