Chuyên gia Nga: Ông Abe thăm bốn nước CA-TBD –một năm sóng gió chờ đợi khu vực

© REUTERS / Romeo RanocoHôm thứ Năm, 12/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới Manila
Hôm thứ Năm, 12/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới Manila - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm thứ Năm, 12/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới Manila, mở đầu chuyến công du của ông đến bốn nước châu Á-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Ông Abe công du châu Á-Thái Bình Dương để củng cố liên minh chống Trung Quốc?
Ngoài Philippines, ông Abe sẽ thăm Indonesia, Úc và Việt Nam. Mỗi nước này đều có vị trí quan trọng riêng trong chiến lược khu vực kỳ vọng nâng cao vai trò chính trị của Nhật Bản, — ông Anton Tsvetov, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược viết trong bài bình luận cho Sputnik.

Thời điểm được chọn dường như rất thuận lợi. 2017 không hứa hẹn là năm dễ dàng cho môi trường an ninh châu Á-Thái Bình Dương. Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ bắt đầu công việc vào đầu tuần tới đang tỏ ra họ muốn bù đắp những gì được xem là "điểm yếu" trong chính sách châu Á của ông Obama.

Nếu "chuyển hướng về phía châu Á" của Mỹ năm 2011 từng bị Bắc Kinh coi là một nỗ lực kiềm chế "sự phát triển hòa bình" của Trung Quốc, thì ông Trump với khả năng đường lối cứng rắn hơn khó thể gợi nên những phản ứng tích cực. Những tuyên bố của Rex Tillerson, ứng viên chức vụ Ngoại trưởng tại buổi điều trần của Thượng viện Mỹ, buộc dư luận nghiêm túc lo ngại sự leo thang mới, đặc biệt là mưu đồ cản trở Trung Quốc tiếp cận các căn cứ ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Nhà chức trách Bắc Kinh bắt đầu tỏ rõ động thái kiên quyết. Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc lần đầu tiên công bố Sách trắng Chính sách về hợp tác an ninh châu Á-Thái Bình Dương, trình bày lập trường của Bắc Kinh về cấu ​​trúc an ninh khu vực. Giữa các vấn đề được nêu, tài liệu này kêu gọi các nước vừa và nhỏ trong khu vực từ bỏ "tâm lý chiến tranh lạnh" và lựa chọn "sự hợp tác đối tác thay thế các liên minh." Tuyên bố này tất nhiên nhằm hướng tới những ai đang cố gắng cân bằng sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách xích lại gần Hoa Kỳ.

Điểm đến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến công du trùng hợp với các nước khu vực đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng vũ lực. Philippines là một nước có vị trí then chốt trong tranh chấp hải đảo ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong năm 2016 Tổng thống Rodrigo Duterte đã đặt câu hỏi nghi ngờ mối quan hệ đồng minh của nước ông và Mỹ, ông nhiều lần chỉ trích chính quyền Tổng thống Obama và thực hiện những bước đi thực tế bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Cõ lẽ, ông Abe sẽ gắng đóng vai trung gian và xác nhận việc Philippines không hoàn toàn chạy sang phía Trung Quốc, trong viễn cảnh năm 2017 Philippines sẽ chủ trì ASEAN, tức là có ảnh hưởng lớn tới chương trình nghị sự của Cộng đồng. Bản thân ông Duterte cũng quan tâm tới vốn đầu tư và sự hỗ trợ phát triển từ Nhật Bản, bằng chứng là chuyến thăm của ông tới Tokyo ngay sau khi rời Bắc Kinh hồi tháng 10 năm ngoái.

Úc và Indonesia là những quốc gia then chốt của nền an ninh khu vực, mặc dù "không lớn lắm" trong phân loại của Trung Quốc. Hợp tác quốc phòng Úc-Nhật Bản — một yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược "hòa giải chủ động" của ông Abe với mục tiêu hình thành mạng lưới quan hệ đối tác duy trì cân bằng vũ lực ở châu Á, kể cả trường hợp không có sự hiện diện đáng kể của Mỹ. Về phương diện này, Indonesia tiếp tục là một cầu thủ bị động, dù tồn tại những phức tạp trong quan hệ với Trung Quốc ở vùng đảo Natuna. Từ lâu, các nước Đông Nam Á đã chờ đợi ở Jakarta lập trường tích cực hơn trong vai trò một quốc gia đi đầu của ASEAN, tuy nhiên Tổng thống Indonesia Joko Widodo mải tập trung sự chú ý của ông vào các vấn đề chính trị nội bộ.

Chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - Sputnik Việt Nam
Giữa Mỹ và Trung Quốc Việt Nam sẽ chọn ai?

Điểm dừng chân cuối cùng của Thủ tướng Nhật Bản sẽ là Việt Nam, quốc gia thể hiện quan hệ tích cực và khéo léo với các cường quốc lớn và vừa trong khu vực. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Trung Quốc tuần này. Còn trước ông Shinzo Abe, ông John Kerry cũng có chuyến công du Hà Nội lần cuối với tư cách Ngoại trưởng Mỹ, một nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong sự tái lập quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vài năm gần đây. Thủ tướng Nhật Bản muốn đem tới Hà Nội sự tự tin trước những ảnh hưởng ngày càng tăng từ Trung Quốc. Sự tự tin này sẽ được củng cố bằng hỗ trợ thiết thực cho nền quốc phòng — Việt Nam tiếp tục nhận các tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản.

Nói cách khác, trong bối cảnh lập trường chưa rõ ràng từ Washington, ông Abe sẽ đảm nhiệm vai trò một cầu thủ tích cực ở Đông Nam Á, nỗ lực chứng minh những lựa chọn thay thế cho sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Đó chưa phải sự hiệu triệu các ngọn cờ nhưng rõ ràng là một nỗ lực nâng cao khí thế. Đồng thời, Thủ tướng Nhật Bản cũng phải thận trọng để không làm Bắc Kinh khó chịu, Trung Quốc vốn nghi ngờ mọi sáng kiến ​​khu vực của Nhật Bản.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала