Việt Nam không thể tồn tại thiếu rạn san hô

© Sputnik / Anton DenisovCá bơi bên rạn san hô
Cá bơi bên rạn san hô - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có lẽ, trong số tất cả các viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Viện sĩ Alexander Oparin lập kỷ lục ở lâu nhất tại Việt Nam.

Cồn san hô - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học: San hô lưu dấu Chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh nha phiến
Tất nhiên, ở đây không nói về bản thân viện sĩ, người đã qua đời vào năm 1980, mà về chiếc tàu hải dương học mang tên ông. Ngay từ những năm 80 thế kỷ trước, tàu "Viện sĩ Oparin" thường xuyên tiến hành các cuộc thám hiểm nghiên cứu dọc theo bờ biển Việt Nam. Trong thế kỷ này, tàu đã thực hiện 5 chuyến thám hiểm khoa học, đặc biệt là các chuyến thám hiểm chung với các đồng nghiệp Việt Nam mà số nhà khoa học Việt Nam thường xuyên tăng lên. Ví dụ, tham gia chuyến thám hiểm gần đây nhất đã có 23 chuyên gia Nga và 17 nhà khoa học Việt Nam: các chuyên gia sinh vật biển và ngư loại học.

Gần hai tháng họ đã làm việc ở vùng biển gần Đà Nẵng và Nha Trang, cụ thể đã nghiên cứu các rạn san hô bị ảnh hưởng bởi cơn bão năm 2006. Bà Ekaterina Yurchenko, Phó trưởng đoàn thám hiểm, chuyên gia của Viện Hóa Sinh Hữu cơ Thái Bình Dương, Nga, ghi chú với sự hài lòng:

"Các rạn săn hô này đang khôi phục lại. Song, những rạn săn hô khác nằm gần các trung tâm du lịch và các doanh nghiệp công nghiệp đang đang bị ảnh hưởng mạnh do yếu tố con người. Rất nhiều hóa chất độc hại bị đổ xuống biển, điều đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái của các rạn san hô".

Đây chính là sự cố đã xảy ra ở vịnh Nha Trang sau thảm họa "Formosa". Các rạn san hô và hải đảo là những bãi đẻ cá lớn nhất, đặc biệt ở đây nói về các loài cá đa dạng nhất. Các rạn san hô trên biển có tầm quan trọng hết sức to lớn giống như khu rừng nhiệt đới trên đất liền. Cả rạn săn hô và khu rừng nhiệt đới đều có ý nghĩa lớn cho sinh quyển trên trái đất. Việc tiêu hủy san hô dẫn đến suy giảm nguồn cá, hủy diệt sự đa dạng sinh học, vô số sinh vật biển. Chất thải độc hại làm giảm sự trong sạch nước biển, làm thay đổi thành phần hóa học của nước biển và tác động tiêu cực đến các sinh vật biển.

Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Không thể vi phạm hiện trạng các rạn san hô trên Biển Đông
Trên hành tinh chúng ta chỉ còn lại rất ít hệ sinh thái đang tiến hóa, đó là các hệ thống được tạo ra bởi thiên nhiên và hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người. Con người không có quyền phá hoại hệ sinh thái biển lớn nhất với 210 loài san hô. Đây sẽ là một mất mát lớn không chỉ đối với nền khoa học. Tất cả các loài cá được khai thác với quy mô công nghiệp đều hoàn toàn phụ thuộc vào các rạn săn hô, nơi có các bãi đẻ cá. Và các nước trong khu vực Biển Đông đều là các quốc gia đánh cá lớn nhất trên thế giới. Trong chế độ ăn uống của cư dân khu vực này hải sản chiếm tỷ lệ rất lớn, và tỷ lệ này chắc chắn sẽ giảm nếu các rạn săn hô bị tiêu hủy. Các thành viên của đoàn thám hiểm đã phát triển phương pháp bảo vệ rạn san hô và phục hồi các hệ sinh thái ở đó.

Một mục tiêu quan trọng của chuyến thám hiểm trên tàu "Viện sĩ Oparin" là tìm kiếm những hoạt chất mới, trên cơ sở đó chế ra các loại thuốc thế hệ mới.Những chất này có chứa trong động vật biển, chủ yếu là loài không xương sống. Ví dụ, khi nghiên cứu con sao biển các chuyên gia đã phát hiện chất kích hoạt quá trình trao đổi chất trong tế bào con người. Các hợp chất này có thể được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp. Các nhà khoa học của Viện Thái Bình Dương đã phát triển một loại thuốc dựa trên tế bào sắc tố của nhím biển. Thuốc này đặc biệt hữu ích sau nhồi máu cơ tim và đột quỵ, và cũng được sử dụng để điều trị các vết bỏng, chảy máu trong nhãn cầu, và để dinh dưỡng trẻ sinh non.

Như dự kiến, lần sau, chuyến thám hiểm chung trên tàu "Viện sĩ Oparin" sẽ được tổ chức vào năm 2019. Các nhà khoa học trong cả hai nước, — bà Ekaterina Yurchenko cho biết, — nóng lòng chờ đợi chuyến đi tiếp theo và hy vọng rằng, chuyến đi này sẽ tiến hành trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất vào mùa xuân và mùa hè. Bởi vì vào mùa thu và mùa đông, tình trạng nước biển có nhiều độ đục cản trở công việc của thợ lặn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала