Trong bài bình luận cho Sputnik Italia, nhà lãnh đạo của đảng cánh hữu "Anh em Ý" (Fratelli d'Italia), bà Giorgia Meloni, cựu bộ trưởng Bộ Thanh niên trong chính phủ Berlusconi, viết:
"Đạo đức giả của Liên minh châu Âu thấy được rõ qua thực tế rằng, EU không phải là một nước liên bang và không phải là một liên minh của các nước, đây là một cơ chế nhân tạo bao gồm những cơ quan nhà nước giống quái vật kiểu Frankenstein, mà chúng tôi đã bàn giao cho nó chủ quyền của đất nước chúng tôi. Vì thế các cơ quan của nó có thẩm quyền đưa ra quyết định đều hoạt động không hiệu quả. Trên thực tế, chúng tôi thậm chí không biết chủ quyền của chúng tôi đã được bàn giao cho ai. Italia không thực thi chính sách thuế hoặc kinh tế, chúng tôi không thể bảo vệ các sản phẩm và các nhà sản xuất của chúng tôi, điều đó gây thiệt hại cho thương hiệu "Made in Italy".
Tôi cho rằng, Nga là một phần của châu Âu. Châu Âu đã tồn tại rất lâu trước khi Liên minh châu Âu được thành lập, và sẽ tiếp tục tồn tại sau khi EU biến mất. Lãnh thổ châu Âu rộng hơn nhiều so với lãnh thổ EU. Nga là đối tác chiến lược của chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chính: chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Theo tôi, EU đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi thông qua quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Đảng của chúng tôi là người đầu tiên đề xuất sáng kiến dỡ bỏ lệnh trừng phạt, nhưng, khi đó bà Federica Mogherini giữ chức Ngoại trưởng Italy, vì thế lệnh trừng phạt vẫn có hiệu lực.
Các biện pháp trừng phạt có thể bị dỡ bỏ sau khi ở Ý có chính phủ mới. Đảng chúng tôi chống lại lệnh trừng phạt, trước hết bởi vì các biện pháp này gây hại cho các doanh nghiệp Italia. Tôi thấy không hợp lý chút nào khi chúng tôi đang xa lánh Nga và đẩy Nga về phía Đông. Đặc biệt là Nga đang giúp chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Nga đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Theo tôi, trong tương lai một trong những nhiệm vụ chính của châu Âu là thực thi chính sách đối ngoại đúng đắn.
Nếu Marine Le Pen giành phần thắng trong cuộc bầu cử ở Pháp, thì quá trình tham gia vào Liên minh châu Âu có thể thay đổi hoàn toàn: rất có thể tất cả các nước thành viên EU sẽ có chủ quyền, và mọi quyết định về các vấn đề an ninh và chính sách đối ngoại sẽ mang tính tập thể. "