"Đó là các khí cụ bay linh hoạt cơ động với tốc độ siêu thanh (vượt hơn 5 lần so với vận tốc âm thanh), và trong phần lớn chuyến bay luôn duy trì tầm bay thấp hơn so với mức trung bình của tên lửa đạn đạo", — như ghi trong báo cáo của Trung tâm tình báo Không quân và Vũ trụ (National Air and Space Intelligence Center) và Ủy ban tình báo quốc phòng chuyên nghiên cứu tên lửa đạn đạo (Defense Intelligence Ballistic Missile Analysis Committee).
"Sự kết hợp giữa tốc độ cao, khả năng cơ động, và tầm bay tương đối thấp khiến cho các khí cụ bay này thành mục tiêu phức tạp đối với hệ thống phòng thủ tên lửa", — tài liệu nhận định.
Cơ quan tình báo quân sự Hoa Kỳ dự đoán rằng trong số những lực lượng tên lửa chiến lược nước ngoài Nga vẫn sẽ bảo lưu được vị thế sức mạnh cao nhất, — hãng Bloomberg cho biết. Ngoài ra, cơ quan tình báo quân sự Mỹ cho rằng "Trung Quốc vẫn như trước thuộc hàng có chương trình tích cực và đa dạng về tên lửa đạn đạo trên thế giới", còn Iran cũng có thể sẽ sớm bố trí tên lửa liên lục địa.