“Mỹ gào thét vì không thể đuổi kịp Nga ở Bắc Cực”

© Sputnik / Anna YudinaCuộc sống khắc nghiệt hàng ngày của nhà thám hiểm địa cực
Cuộc sống khắc nghiệt hàng ngày của nhà thám hiểm địa cực - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Giới truyền thông Mỹ thể hiện sự lo ngại trước việc Nga có thể sở hữu chiếc tàu phá băng hạt nhân chiến đấu có sử dụng công nghệ laser.

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Viktor Baranez bày tỏ ý kiến ​​rằng, Hoa Kỳ cố ý phóng đại quá mức mối đe dọa này.

 Khả năng Nga sở hữu tàu phá băng hạt nhân chiến đấu có sử dụng công nghệ laser đã gây sự lo ngại trong giới truyền thông Mỹ. Tờ The National Interest viết, ở đây nói về tàu tuần tra phá băng đa chức năng Ivan Papanin thuộc Dự án 23550 đã được khởi đóng vào tháng Tư tại Xưởng đóng tàu Admiralty ở St Petersburg, như dự kiến, chiếc tàu này sẽ đi vào hoạt động sau năm 2020. Tàu tuần tra phá băng chiến đấu có khả năng vượt qua lớp băng dày 1,5 mét. Tạp chí Stern của Đức gọi tàu này là "quả đấm thép của hạm đội phá băng LB Nga". Và Hải quân Nga sẽ có hai "quả đấm" như vậy.

Drill of special ops unit of Chechen Republic near North Pole - Sputnik Việt Nam
NI: Những vũ khí Nga sẽ sử dụng nếu có chiến tranh ở Bắc Cực

  Tàu đa chức năng Ivan Papanin có khả năng thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ ở vùng Bắc Cực, cả một cách độc lập cũng như trong thành phần nhóm tàu chiến. Nó được thiết kế để bảo vệ vùng Bắc Cực và giám sát tài nguyên nước, để kéo đến cảng các tàu bị bắt giữ, để hộ tống các tàu hỗ trợ, để tham gia vào các hoạt động cứu hộ. Tàu phá băng tuần tra được trang bị các loại vũ khí để tấn công vào các mục tiêu trên biển, ven biển và trên không, ngoài ra trên tàu còn có một máy bay trực thăng, các thiết bị bay không người lái và hai chiếc thuyền chiến đấu tốc độ cao Raptor.

 Theo tờ The National Interest, đối với người Mỹ, điều đáng sợ nhất là công nghệ cắt lớp băng bằng tia laser. Bài báo bày tỏ sự lo ngại rằng, nếu tia laser có thể cắt các khối băng dày thì chắc là đối với nó không có vấn đề tiêu diệt một quả tên lửa, máy bay không người lái hoặc gây thiệt hại cho các tàu biển của ta.

Nhà bình luận quân sự của báo "Komsomolskaya Pravda", Đại tá về hưu Viktor Baranez cho rằng, những bài viết này nên được xem xét trong bối cảnh tuyên truyền chống Nga.

"Tất cả những "tiếng gào thét" này nên được xem xét trong bối cảnh chiến dịch tuyên truyền chống Nga trong truyền thông của Mỹ, mà họ có thể mô tả một trăm con ruồi bình thường như các thiết bị bay không người lái đang "lượn qua" châu Âu và Đại Tây Dương đến tận nước Mỹ. Thật ra là cả Mỹ và Trung Quốc đang phát triển vũ khí laser, nhưng kết quả còn rất khiêm tốn. Kết quả thử nghiệm cái gọi là súng laser còn rất khiêm tốn vì chùm tia laser vẫn bị tán xạ và chỉ hoạt động ở khoảng cách ngắn. Nếu nói về công nghệ cắt lớp băng bằng tia laser, thì lớp băng kề sát mũi tàu phá băng. Những thí nghiệm như vậy đang được thực hiện ở Nga, tin này không có gì mới mẻ. Đã từ lâu Nga cho biết rằng, chúng tôi đang làm việc theo hướng này, "- chuyên gia Victor Baranez nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Theo ông, những lo ngại của Mỹ là vô căn cứ.

"Ở khu vực đó (ở Bắc Cực), chúng tôi có không chỉ các tàu phá băng mà còn những ca nô và tàu biển để dành cho hoạt động ở Bắc Cực. Các tàu này chỉ đơn giản được trang bị các thiết bị để phá lớp băng dày. Lớp băng ở Bắc Cực là rất dày, và để các tàu của chúng tôi có thể vượt qua khu vực này phải có loại thép bền vững để đóng tàu đi biển, phải có động cơ mạnh mẽ, và, tất nhiên, phải có hệ thống laser. Nhưng, phạm vi hoạt động của thiết bị laser là khá khiêm tốn — chỉ có vài chục mét. Nhân tiện xin nói luôn, Mỹ đang sánh ngang với chương trình tương tự của Nga,"- chuyên gia quân sự nhật xét.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала