Ban đầu dự kiến hoàn thành tất cả công việc để khôi phục mực nước trong hồ vào năm 2023, nhưng mục tiêu không đạt được do nguồn vốn tài chính kém. Đặc biệt, ngân quỹ do Leonardo DiCaprio và các nhà môi trường Nhật Bản hứa hẹn vẫn chưa đến tay Iran. Lời hứa vẫn chỉ là hứa hẹn.
Mohammad Darwish, Vụ trưởng Vụ môi trường Iran trong khi bình luận với Sputnik đã lưu ý rằng nguyên nhân chính làm cho hồ Urmia trở nên khô cạn là gia tăng sự phụ thuộc của người dân địa phương vào nguồn cung cấp nước của hồ này và những vùng đất xung quanh:
"Trong thập kỷ qua, chúng ta đã tăng diện tích sử dụng đất nông nghiệp từ 320 nghìn lên 680 nghìn ha. Để tưới cho 1 hecta đất, cần 10 nghìn mét khối nước. Tải trọng dồn lên hồ đến 3,6 tỷ mét khối. Chúng tôi không có lượng nước dự trữ, cả sau khi tiêu thụ 3,1 tỷ mét khối. Chúng tôi đã cho phép đào giếng khoan với tổng số 500 triệu mét khối. Trong những năm này, chúng tôi đã xây dựng 72 con đập trên 14 con sông chảy vào hồ. Nhiều đồng cỏ biến thành đồng ruộng. Tất cả điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nước của hồ Urmia. Khí hậu thay đổi, có sự khác biệt lớn giữa nhiệt độ ban ngày và đêm: nhiệt độ tăng thêm 1,5 độ. Hầu hết lượng nước bắt đầu rơi dưới dạng mưa, tuyết trở nên ít hơn. Việc tiêu thụ lớn nước trong những vườn táo và đặc biệt là trong những khu vườn nho đã dẫn đến thực tế là một phần của hồ Urmia biến thành sa mạc. Nhưng hai phần năm hồ không khô cạn — đây là diện tích 2.000 km vuông với 1,5 tỷ mét khối nước.
Tuy nhiên, độ sâu của hồ không lớn, và nó nhanh cạn. Điều đó là do hạn hán nghiêm trọng trong năm nay. Để bắt đầu khôi phục Urmia trở lại hiện trạng như cũ, cần phải phá bỏ các khu vườn trong vòng mười năm và trả lại diện tích 300 nghìn héc-ta cho hồ. Điều đó là cần thiết cùng với các nước láng giềng của chúng tôi, Azerbaijan, Nakhchivan, Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq để bắt đầu tạo nguồn năng lượng mới và thiết lập trong khu vực một khu kinh tế tự do. Khi khu kinh tế tự do được thành lập, và người dân được hưởng lợi từ nó, chính phủ sẽ yêu cầu họ thay đổi loại hình hoạt động kinh tế và thôi không trồng củ cải và chăn nuôi gia súc, điều này sẽ giúp hồ Urmia hồi sinh".
Masoud Bagherzadeh Karimi, Phó Trưởng Cục Kiểm soát môi trường sinh thái trong cả nước thuộc Tổ chức bảo vệ môi trường, thành viên của nhóm làm việc về phục hồi hồ Urmia tin tưởng rằng để cứu được hồ, cần có sự giúp đỡ của các nước láng giềng:
"Hồ Urmia nằm ở phía tây bắc của Iran. Toàn bộ lưu vực nước nằm trên lãnh thổ của Cộng hòa Hồi giáo Iran, điều đó rất tiện lợi về mặt hành chính. Có lẽ, theo tiêu chuẩn thế giới, nó không phải là quá lớn, nhưng Iran — là đất nước khô cằn, và lưu vực của hồ Urmia là lớn thứ hai sau vùng biển Caspian. Lượng mưa hàng năm ở Caspian là 800 mm / năm, và ở khu vực Urmia, lượng mưa này ít hơn 350 mm. Các lưu vực nước khác của nước chúng tôi có từ 150 mm lượng mưa mỗi năm. Nhà nước nên quản lý tình hình trong các lưu vực vùng nước và thực hiện các biện pháp để giảm tiêu thụ nguồn nước. Điều này đặc biệt đúng với Urmia. Ở những nơi khác tình hình cũng không mấy khả quan. Trong nông nghiệp, khu vực tư nhân, trong công nghiệp, chúng ta sử dụng rất nhiều nước. Cần thiết phải còn 40-60% trữ lượng nước vẫn được giữ lại trong hệ sinh thái. Chúng tôi tiêu thụ nhiều hơn chúng ta cần. Thực thế này phải được dừng lại. Chúng tôi đã thông qua kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm trong 10 năm từ năm 1392 đến năm 1402 (2003-2023 — lưu ý của Sputnik).
Nhật Bản đã giúp chúng tôi, Úc sẽ đoàn kết giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi hợp tác với Đức, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi hoan nghênh tất cả mọi hỗ trợ trong khuôn khổ pháp luật pháp và quy định quốc tế ".