Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Tờ Pháp Le Temps có bài viết dưới đầu đề "Việt Nam — công xưởng mới của thế giới" về những bí ẩn của phép lạ kinh tế Việt Nam. Trong số đó có mức lương thấp, ưu đãi thuế để khuyến khích các nhà đầu tư và các thỏa thuận về tự do thương mại. Tất cả điều đó tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường nước ngoài. Chủ đề này cũng được phản ánh trên tờ Inquirer.net của Anh. Tờ báo ghi nhận sự tăng trưởng phi thường của các khu công nghiệp Việt Nam và vị trí địa lý chiến lược của Việt Nam giữa Trung Quốc và Singapore nằm ven Biển Đông — một trong những tuyến đường hàng hải lớn thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào ngành xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm cho Việt Nam dễ bị tổn thương trong các cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại của họ, chẳng hạn như Trung Quốc và Liên minh châu Âu, Bloomberg cho biết và nêu lên những biện pháp phải được áp dụng để bảo vệ nền kinh tế Việt Nam. Trong số đó — giảm tỷ giá hối đoái VND/USD để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam nên tìm kiếm những biện pháp phi thuế quan để hạn chế ''dòng chảy'' ồ ạt hàng hóa Trung Quốc. Trong số những biện pháp cần thiết có cả việc cắt giảm chi phí cho các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất bằng cách giảm số lượng giấy phép và giấy chứng nhận, cũng như giúp họ tìm kiếm thị trường mới, tờ báo viết. Việc Trung Quốc từ chối nhập khẩu chất thải làm tăng mối đe dọa cho Việt Nam "trở thành trở thành bãi rác của thế giới". Mấy tờ báo có bài viết về tình hình đáng báo động này.
TES News cho rằng, có rất nhiều điều mà nước Anh có thể học hỏi từ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Không phải ngẫu nhiên, học sinh Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng về năng lực khoa học trong bảng xếp hạng quốc tế, còn Vương quốc Anh chiếm vị trí thứ 15. Những nguyên nhân của sự thành công là chính sách của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp học tập cá nhân hóa và việc cha mẹ thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường.
Các tờ báo về chuyên đề ô tô đều viết về sự ra mắt sắp tới của hai mẫu ôtô thương hiệu Việt - VinFast - tại Paris Motor show vào mùa thu năm nay. Công ty dự định bắt đầu bán ra những chiếc xe mới trên thị trường nội địa từ tháng 9 năm 2019 và hy vọng rằng, trong những năm tới sẽ xuất khẩu sản phẩm này sang các thị trường nước ngoài.
Như thường lệ, trên báo chí nước ngoài có rất nhiều thông tin về ngành du lịch Việt Nam. Trong số đó có bài viết về Công viên tượng cát ở Mũi Né.
Còn báo chí Nga giới thiệu chi tiết về chuyến thăm, làm việc tại CH Tatarstan của Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh. Tatarstan và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ, và Tatarstan có ý định phát triển hơn nữa mối quan hệ này.