Vì sao người Việt khó xin lỗi?

© Ảnh : Facebook/Hoa Hậu Việt NamThí sinh HHVN trong trang phục áo dài
Thí sinh HHVN trong trang phục áo dài - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có thể đã thành “văn hóa đổ lỗi và chối lỗi" nên nhiều người Việt không có thói quen nói lời xin lỗi.

Nhận lỗi và xin lỗi — hành động đơn giản ấy nhưng đang rất xa xỉ ở xứ ta, từ việc bé tí teo đến việc đại sự. Người ta bảo, sở dĩ có thực trạng như vậy là do truyền thống văn hóa, cách giáo dục của ta đã và đang khác với nhiều nước trên thế giới. Thực tế thời gian qua, dù cộng đồng mạng xã hội có ra sức kêu gào, hò hét; dư luận xã hội có bức xúc yêu cầu một vị quan chức, một người có trách nhiệm nào đó phải đứng ra nhận lỗi thì mọi sự vẫn bị "bỏ ngoài tai" các vị đó.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
"Bộ trưởng Nhạ nên xin lỗi"

Từ xưa tới nay ở nước mình, trẻ con ngã thì hết bà tới mẹ chạy ra đánh chừa chỗ đất, chỗ đã làm em đau hay trách mắng "yêu" người đã trông em sơ sẩy để em ngã… Cho nên, từ tấm bé, rất nhiều đứa trẻ đã cho mình cái quyền luôn luôn đúng. Chúng có thể hỗn hào với người lớn, tranh giành đồ với bạn chơi lớn hơn tuổi hoặc bé hơn tuổi vì được người lớn bênh vực rằng "em bé em biết gì đâu" và những đứa trẻ lớn hơn luôn phải chịu phần thua thiệt, oan uổng. Con mình hư thì đổ tại bạn bè lôi kéo…

Cái thói xấu ấy ăn sâu vào suy nghĩ, hành động hàng ngày của rất nhiều người nên họ luôn đặt cái tôi lên trên hết, thậm chí không cần phân biệt đúng — sai. Ra đường, dù đi sai Luật giao thông, va chạm vào người khác, mình sai lè nhưng việc đầu tiên là phải "hung hăng" chửi bới vài câu đã, sau hạ hồi phân giải mới cần biết đúng sai. Chính vì thế mà rất nhiều va chạm nhỏ trên đường, không ai chịu nói lời xin lỗi mà nảy sinh những mâu thuẫn rất lớn, có khi là lao vào đoạt mạng nhau.

nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Sputnik Việt Nam
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một lần phải xin lỗi nhân dân...
Còn nhớ, có lần đi bộ trên đường phố Moscow, vì mải search google map để tìm đường tôi đã đâm sầm vào một cô gái đang đi chiều ngược lại khiến cốc cà phê nóng trên tay cô gái văng xuống vỉa hè đổ tung tóe. Vì đang đi ở xứ văn minh nên tôi vội vàng nói lời xin lỗi và tỏ ý muốn mua đền một cốc cà phê khác cho cô gái trẻ. Cô gái tươi cười xua tay và bảo, "tôi cũng có lỗi, vì tôi mải ngắm đồ trong các cửa hàng quá nên đã không tránh bạn được". Cuộc trao đổi với cô gái thật ngắn ngủi nhưng khiến tôi một kẻ đang đi lạc đường giữa một thành phố xa lạ cũng thấy bớt lo sợ.

Việc không muốn nói lời xin lỗi ngoài phổ biến trong cuộc sống thì trong công việc nó càng trở nên trầm trọng. Thời gian qua, đất nước trải qua bao sự vụ, biến cố từ nhỏ đến lớn, nhưng ít ai có trách nhiệm nói lời xin lỗi vì những sai sót xảy ra trong lĩnh vực, ngành nghề hay công việc mình phụ trách. Họ, những người hưởng lương từ ngân sách, từ tiền thuế của dân, được dân "thuê" để làm những phần việc quan trọng trong xã hội, nhưng vì sao khi xảy ra sự cố lại không ai tìm thấy trách nhiệm, không ai dám đứng ra nói lời xin lỗi.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Nghĩ về lời xin lỗi của Thủ tướng, Tổng Bí thư và Bộ trưởng Thể
Cách nay mấy năm, các bậc cha chú của chúng tôi chua xót kể cho nhau câu chuyện cười mà rơi nước mắt. Chuyện kể, có thằng bé chơi trốn tìm, nó trốn vào đâu cũng bị tìm thấy, kể cả những chỗ khó ngờ nhất. Cuối cùng, nó trốn vào tập thể thế là chả ai tìm ra nó cả.

Thế nhưng, căn bệnh thành tích lại ăn quá sâu vào suy nghĩ, hành động và đánh giá con người. Vậy nên lại có câu "Mất mùa thì tại thiên tai, được mùa thì tại thiên tài nước ta". 

Những ngày này, nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa liên tục gánh chịu thiên tai, lũ lụt… nhiều mạng người đã bị chôn vùi dưới lớp đất đá mà không hy vong tìm thấy… nhưng ai cũng đổ cho tại "mẹ thiên nhiên" nổi giận mà không thấy trách nhiệm của những người làm công, ăn lương được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng nhưng lại để rừng bị phá trụi. 

Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Sputnik Việt Nam
Người Việt đang mất niềm tin vào nền giáo dục trong nước?
Xin lỗi gắn liền với việc phải chịu trách nhiệm. Có thể những người có trách nhiệm sợ nói câu xin lỗi vì khi xin lỗi họ đã thừa nhận mình yếu kém hay thiếu trách nhiệm? 

Ở bất kỳ vị trí, công việc nào, trách nhiệm gắn liền với quyền lợi. Chúng ta hiện nay đánh giá chưa công bằng, minh bạch về trách nhiệm — quyền lợi nên khi "có chuyện" thường khó tìm đầu mối để chịu trách nhiệm và ai càng lẩn tránh được càng tốt. Rõ ràng, cán bộ sai "lè lè" nhưng chỉ bị nghiêm túc rút kinh nghiệm hoặc luân chuyển sang một vị trí khác, có khi còn "béo bở" hơn trước khi vi phạm kỷ luật, khuyết điểm. Có lẽ vì đó mà từ chức, xin lỗi… có "dại" mới làm.

Giờ đây, người lớn, những người có vai trò, trách nhiệm giáo dục ý thức đạo đức cho con trẻ còn đang tìm cách gian lận điểm thi, giấu lỗi, đổ lỗi thì không thể đòi hỏi lớp trẻ phải sống thẳng thắn, trung thực được. Bởi, "thật thà thường thua thiệt" nên ai dại gì mà đi ngược xu hướng ấy!

Theo: VOV

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала