Con tàu được hạ thủy năm 1973 và trong vòng 40 năm (1975-2015), tàu có chiều dài 85 mét và nặng 1380 tấn nằm trong thành phần Hải quân Bồ Đào Nha. Nó bị đánh chìm vào ngày 4 tháng Chín ở phía nam Mũi Giron (Cabo Girão), trong khu bảo tồn Madeira. Việc đánh chìm tàu là một phần trong chiến lược của chính quyền địa phương làm gia tăng số lượng rặng san hô nhân tạo. Trong một tuyên bố chính thức, chính quyền lưu ý con tàu chiến sẽ góp phần "vào phát triển tiềm năng du lịch trong lĩnh vực lặn giải trí, khôi phục nguồn lợi thủy sản và tăng sự đa dạng sinh học."
Để đánh chìm tàu đã sử dụng 16 khối thuốc nổ, nhưng khởi động cơ chế này — chỉ là bước cuối cùng của một hoạt động tinh tế.
"Bất kỳ cấu trúc nào không gây ô nhiễm môi trường đều có thể trở thành một rặng san hô nhân tạo. Đánh chìm xuống dưới nước để tạo ra môi trường sống mới cho hệ thực vật và động vật. Để làm điều này, cần phải lên kế hoạch mọi thứ, bởi vì đó là sự can thiệp trực tiếp vào môi trường biển", nhà sinh vật học Larissa Barbosa người Brazil, Thạc sĩ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững, giải thích với Sputnik.
Quá trình đánh chìm tàu là một sự chuẩn bị lâu dài.
"Chia ra các giai đoạn làm sạch và chứng nhận con tàu, khi tất cả các chất thải, vật liệu có hại cho môi trường đã được dọn sạch sẽ; giai đoạn tái cơ cấu tàu liên quan đến việc loại bỏ tất cả các thiết bị, tất cả các cấu trúc có thể cản trở và đe dọa sự an toàn của các thợ lặn, cũng như đục các lỗ đặc biệt trong thân tàu, tạo các điều kiện cần thiết cho việc đánh chìm tàu một cách hiệu quả ", dịch vụ báo chí Hải quân của Bồ Đào Nha nói với Sputnik.
Giai đoạn cuối cùng là chuẩn bị các thiết bị nổ. Chúng được đặt tại một số điểm nhất định, để sau khi kích nổ, kiểm soát được việc ngập nước con tàu. Giai đoạn cuối cùng trên chiếc tàu hộ tống kéo dài ba ngày.
Hiện nay tàu nằm ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, việc nhấn chìm thành công đã được các thợ lặn khẳng định, những người ngay lập tức lặn chìm xuống nước "để kiểm tra sự an toàn tại đó, tất cả các thiết bị nổ đã làm việc, và liệu có gây nguy hiểm hay không", dịch vụ báo chí Hải quân giải thích.
"Hãy tưởng tượng rằng con tàu bị chìm xuống không đúng cách. Điều này có thể gây rủi ro cho các thợ lặn nghiệp dư, bởi vì tàu có thể nghiêng theo bất kỳ hướng nào. Do đó, sau khi nhận chìm cần tiến hành kiểm tra để đảm bảo rằng con tàu nằm đúng vị trí, không nghiêng ngả tạo ra một mối đe dọa. Từ thời điểm con tàu chìm xuống, các công ty sắp xếp các tour du lịch ở đó sẽ chịu trách nhiệm về sự an toàn của khách du lịch và các thợ lặn khác", Ricardo Calado, người sáng lập Trường đào tạo thợ lặn tại Lisbon bình luận với Sputnik.
Afonso Cerqueira — con tàu thứ ba của Hải quân Bồ Đào Nha, được nhận chìm gần quần đảo Madeira từ năm 2016. Chính quyền hy vọng trong năm nay sẽ đánh chìm thêm hai con tàu gần các đảo Santa Cruz và Machico.
Theo Larissa Barboza, do gia tăng sự quan tâm tới các tàu bị ngập nước, nên chúng cần phải được theo dõi cẩn thận.
"Vì đây là một môi trường được thiết kế để thu hút cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, những nơi này dễ trở thành địa điểm đánh bắt cá bất hợp pháp. Do đó, cần thiết để tiến hành nghiên cứu để phân tích mục đích của việc hình thành các rặng san hô, hoặc là để bảo tồn đa dạng sinh học, đánh bắt cá hay du lịch sinh thái", nhà chuyên gia tóm tắt.