Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hứa rằng, trong vòng hai tuần tới, Cộng hòa Ả Rập Syria sẽ nhận được các tổ hợp tên lửa tầm xa S-300 sử dụng radar đa kênh và hệ thống tự động điều khiển các thiết bị của Lực lượng phòng không. Sau đây là bài của Sputnik về ảnh hưởng của quyết định này tới tình hình quân sự trong khu vực.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik chuyên gia quân sự Nga Yury Lyamin nói: "Syria đang sở hữu các hệ thống tên lửa tầm xa S-200 do Liên Xô sản xuất. Các phi công Israel tích cực lợi dụng tình trạng này — họ cố gắng không bay vào các khu vực được bảo về bởi các hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại hơn, ví dụ như như Buk, và phóng tên lửa và ném những quả bom dẫn đường bên ngoài các khu vực đó. Nếu nói về các tổ hợp S-200 thì máy bay Israel bay vòng quanh hoặc gây nhiễu với các phương tiện chiến tranh điện tử. Israel được coi là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này".
Trong suốt thời gian này, các chiến sĩ Syria chỉ có thể bắn hạ một chiếc máy bay Israel bằng hỏa lực từ mặt đất — vào ngày 10 tháng 2 năm nay. Cả hai phi công F-16 tham gia cuộc đột kích vào căn cứ không quân gần Palmira đã kịp nhảy dù xuống lãnh thổ nước mình. Trong trường hợp này, ủy ban điều tra vụ việc rút ra kết luận rằng, "phi hành đoàn đã phạm sai lầm chuyên nghiệp, họ thích hơn thực hiện nhiệm vụ thay vì tự bảo vệ bản thân mình một cách đầy đủ".
Theo các chuyên gia, S-300 sẽ mở rộng đáng kể khả năng phòng không của Syria, và Không quân Israel sẽ không còn có thể hành động mà không bị trừng trị. Các máy bay lọt vào phạm vi phủ sóng của radar hệ thống S-300 ngay trước khi tiếp cận khoảng cách bắn tên lửa. Xác suất thất bại sẽ tăng lên đáng kể, và các phi công sẽ phải thận trọng.
Một trong những ưu điểm chính của S-300 so với S-200 là khả năng cơ động cao. Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Để phát hiện và theo dõi các mục tiêu S-300 có đài radar và anten mảng pha thế hệ mới, trạm radar kiểm soát hỏa lực, máy dò độ cao.
Tiểu đoàn S-300PMU2 có khả năng phát hiện khoảng 300 mục tiêu cùng một lúc, bắn vào 36 mục tiêu cùng lúc, số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc lên đến 72 tên lửa. Khác với tên lửa S-200, tên lửa 48H6E có động cơ nhiên liệu rắn, không đòi hỏi bảo trì trong suốt quá trình sử dụng.
"Ngoài ra, S-300 có khả năng nhanh chóng xử lý nhiễu, — chuyên gia Lyamin cho biết. — Theo tôi, những hệ thống này sẽ được cung cấp cho 3-5 tiểu đoàn — và hệ thống tự động điều khiển các thiết bị sẽ giúp Lực lượng phòng Syria lên tầm cao mới. Nói về việc đào tạo các chuyên gia Syria và khả năng nắm vững vũ khí mới, tôi cho rằng, ở đây sẽ không có vấn đề gì".
Cần lưu ý rằng, việc cung cấp cho Syria các hệ thống phòng không tầm xa là một vấn đề cũ khá tế nhị. Như đã dự đoán cách đây 5 năm, với đợt cung cấp S-300PMU-2 Syria sẽ hoàn thành chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân. Đến thời gian đó Nga đã chuyển giao cho Syria các tổ hợp phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E, hệ thống phòng không S-125 Pechora-2M và thậm chí đã đào tạo các chuyêng gia để làm việc với S-300. Nhưng, khi đó cuộc đàm phán đã bị đình chỉ theo yêu cầu của phía Israel.
Sau vụ máy bay Il-20 bị bắn rơi, tình hình hoàn toàn thay đổi, như ông Shoigu nhấn mạnh, không phải do lỗi của Nga.