"Nga đang phải đấu tranh bằng nhiều cách để tiếp tục trụ lại sau khi Liên Xô tan rã. Đất nước này đang chiến đấu trong cuộc chiến hôm nay. Còn Trung Quốc đang chiến đấu cho cuộc chiến ngày mai", ông Wray trả lời khi được yêu cầu so sánh sự nguy hiểm của Nga và Trung Quốc đối với Mỹ.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen, người cùng điều trần với ông Wray, cho rằng:
"Trung Quốc đang nỗ lực chưa từng thấy nhằm tác động đến dư luận Mỹ". Dù vậy, bà Nielsen thừa nhận các cơ quan của Mỹ "chưa ghi nhận bất kỳ nỗ lực nào từ Trung Quốc nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng bầu cử Mỹ".
Khuyến nghị đối với chính quyền Trump
FBI Director: China Bigger Counterintelligence Threat Than Russia
— FullMagazine❌ (@FullMagazineUS) 10 tháng 10, 2018
— https://t.co/s5scbQZdrL
— National Review
FBI Director Christopher Wray at the White House in Washington, D.C., August 2, 2018. (Carlos Barria/Reuters)
FBI director Christopher Wray said… pic.twitter.com/C8L9YKwQDT
Các thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban An ninh Nội địa Mỹ tổ chức phiên điều trần trên nhằm làm rõ bài phát biểu của Phó tổng thống Mike Pence hồi tuần trước, trong đó cho rằng việc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 "không nguy hiểm" bằng chiến dịch can thiệp của Trung Quốc đối với Mỹ.
"Mọi nỗ lực trong việc suy xét lại về cách tiếp cận của chính quyền Mỹ đối với Trung Quốc nên nhấn mạnh việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và các lợi ích tương đương của Mỹ về kinh tế và an ninh", SCMP dẫn báo cáo của CECC.
CECC được thành lập năm 2000 với nhiệm vụ thực hiện các cuộc điều trần công khai và đưa ra báo cáo hàng năm cho Quốc hội và tổng thống Mỹ về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Cơ quan này hiện do Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio đứng đầu.
"Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đang rất căng thẳng trong nhiều lĩnh vực", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Chris Smith phát biểu trong cuộc họp báo của CECC hôm 10/10, ngụ ý nhắc đến chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia và tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông cho rằng một bộ phận chính quyền Trung Quốc có dấu hiệu sẵn sàng đưa mối quan hệ trở lại bình thường.
Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ
Ông Pence đồng thời chỉ trích Trung Quốc vì các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, cáo buộc Bắc Kinh lôi kéo ba quốc gia Mỹ Latin cắt đứt quan hệ với Đài Loan và thực hiện chính sách "ngoại giao bẫy nợ" nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng.
Tuy nhiên, phó tổng thống Mỹ không đưa ra phương án nào cho thấy cách đối phó của Washington về các vấn đề trên.
"Đây là chính quyền đầu tiên của Mỹ nêu rõ ràng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược trong tài liệu về chiến lược an ninh và quân sự quốc gia được công bố vào năm ngoái", ông David Shambaugh, học giả về Trung Quốc tại Đại học George Washington, trả lời phỏng vấn của South China Morning Post.
"Cựu tổng thống George W. Bush từng gọi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược trong chiến dịch tranh cử, nhưng khi trở thành tổng thống, ông không nhắc đến cụm từ này nữa. Nước Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc trong hầu hết mọi lĩnh vực thay vì hợp tác, nhưng chúng ta vẫn sẽ hợp tác bất cứ khi nào có thể", ông Shambaugh nhắc đến vấn đề Triều Tiên và an ninh ở Tây Thái Bình Dương.
Trong chuyến thăm New York gần đây, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Mỹ "đánh giá sai lầm nghiêm trọng" khi cáo buộc Bắc Kinh có ý định chiếm đoạt vị thế của Washington và tham vọng thống trị toàn cầu. Ông Vương cảnh báo sự ngờ vực của Washington có thể gây hại đến quyền lợi của Mỹ trong tương lai.