"Ở đây không chỉ đề cập tới sự tham gia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, mà còn về các công cụ đang được tạo ra bởi các cơ quan vũ trụ quốc gia thuộc các nước châu Âu"-, ông Petrukovich nói.
Theo nhà khoa học, các nước châu Âu có kế hoạch sản xuất và cung cấp cho Nga tổng cộng khoảng 10 thiết bị khoa học và công nghệ dành cho ba thiết bị nghiên cứu Mặt trăng đầu tiên của Nga (ở đây nói tới hai trạm hạ cánh "Luna-25" và "Luna-27", thiết bị quỹ đạo "Luna-26").
"Hiện nay đang là giai đoạn đàm phán thỏa thuận giữa Roscosmos và ESA về hợp tác trong các dự án mặt trăng. Tài liệu này sẽ ghi rõ, ESA đóng vai trò gì trong các dự án", — ông nói.
Trước đó, người đứng đầu Roscosmos, Dmitry Rogozin, trên kênh truyền hình Rossyia-24, tuyên bố rằng các cuộc phóng Luna 26 và Luna 27 đã bị hoãn lại đến năm 2023 và 2024. Trước đó, có thông tin cho rằng việc phóng "Luna-25" của Nga (lần đầu tiên trong vòng 40 năm) đã bị hoãn lại từ năm 2019 sang năm 2021.