«Hội nghị thượng đỉnh Sochi rất hiệu quả và hữu ích. Vòng đàm phán thứ hai (ở cấp tổng thống các quốc gia bảo lãnh đình chiến) đã bắt đầu tại Sochi, chúng tôi hy vọng rằng cuộc họp thứ năm theo định dạng tương tự sẽ được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ», ông Erdogan nói vào thứ Sáu trên kênh truyền hình của «A Haber».
«Mặc dù có nhiều nỗ lực từ các thế lực khác nhau cản trở tiến trình đàm phán theo định dạng Astana, các bước thực hiện do các nhà lãnh đạo ba nước thỏa thuận vào cuối cuộc họp là vô cùng quan trọng. Cá nhân tôi nhận thấy, sau mỗi cuộc gặp ba bên, chúng ta ngày càng tiến gần đến một giải pháp ở Syria, và bên cạnh đó, việc hợp tác chặt chẽ trong khu vực rất quan trọng cho một tương lai ổn định tại Trung Đông».
Cần lưu ý rằng ba nước tuân thủ một quan điểm duy nhất liên quan đến vấn đề hiến pháp mới, thành lập một chính quyền lâm thời và tổ chức bầu cử, Karael nói thêm:
«Đây là quá trình rất phức tạp, nhưng chúng ta thấy các bước đã được ba bên thỏa thuận có thể giúp thực hiện tiến trình này như thế nào. Điều rất quan trọng là xu hướng tích cực này không bị gián đoạn, nhưng đảm bảo sự tiến bộ không ngừng cho một giải pháp về Syria».
Lấy ví dụ về các bước quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố, nghị sỹ Karael kết luận: «Thổ Nhĩ Kỳ ở cấp cao nhất tuyên bố sẽ không cho phép tồn tại một hành lang khủng bố mà người ta đang cố gắng tạo ra ở phía nam. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng Hoa Kỳ nên ngừng hỗ trợ các phần tử khủng bố của Đảng Công nhân người Kurd. Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ được đặt ra trong khu vực, chúng ta đã thấy những điều này trong thời gian diễn ra chiến dịch "Lá chắn Euphrates» và «Cành ô liu». Khi liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định lùi bước».
Về phần mình, nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư Mesut Casın đã chỉ ra tầm quan trọng của các cuộc đàm phán ba bên về mặt đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Syria, giải quyết việc trở về của người tị nạn. Theo ông, mặc dù có một số khác biệt về các chi tiết kỹ thuật, có thể nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có một quan điểm chung về vùng an ninh.
«Thổ Nhĩ Kỳ muốn tranh thủ sự ủng hộ của Nga trong vấn đề khu vực an toàn, dự kiến sẽ được tạo ra ở vùng lãnh thổ phía đông Euphrates. Ở đây Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của Nga từ trên không và trong lĩnh vực hậu cần», ông nói. Nhắc tới tuyên bố được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh về các hành động chung của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở khu vực Idlib, ông Casin nói: Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn này, có thể nhận thấy sự gần lại giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Damascus, và một cuộc tuần tra chung giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở Idlib là hoàn toàn có thể ».
Theo giáo sư, trong tương lai quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ duy trì sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa ở Syria:
«Trong hội nghị thượng đỉnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã thảo luận về một số vấn đề quan trọng về sự phối hợp trên «mặt đất». Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong cuộc họp cũng là việc các bên đưa ra những bước hành động cụ thể nhất, có thể liên quan đến việc thành lập một ủy ban hiến pháp. Cuộc họp tiếp theo dưới hình thức ba bên, có khả năng sẽ diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ đưa chúng ta tiến gần hơn đến việc bình thường hóa tình hình và một dàn xếp chính trị ở Syria», ông Mesut Casin kết luận.