Hôm thứ Hai, cuộc họp của nhóm liên lạc quốc tế về Venezuela đã bắt đầu tại thủ đô Costa Rica.
"Ưu tiên của chúng tôi bây giờ là tránh leo thang bạo lực và gìn giữ không gian cho một quá trình chính trị xuất hiện... Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm và trọng trách tìm ra giải pháp về tình hình ở Venezuela mà không có can thiệp, không có bất cứ hình thức xâm lược quân sự nào, nhưng bằng cách tạo ra điều kiện để khởi động tiến trình chính trị", bà phát biểu.
Tại Venezuela, vào ngày 21 tháng 1, các cuộc biểu tình rầm rộ bắt đầu chống lại tổng thống đương nhiệm, Nicolas Maduro. Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido ngày 23 tháng 1 đã tuyên bố mình là nguyên thủ quốc gia lâm thời trong suốt thời gian tồn tại của chính phủ này. Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã tuyên bố công nhận ông Guaido. Nga ủng hộ Maduro với tư cách là tổng thống hợp pháp của Venezuela.
Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố ý định công nhận Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước, nếu không có cuộc bầu cử mới nào được công bố tại Venezuela trong vòng tám ngày. Đến nay, ngoài Hoa Kỳ, Brazil, Canada, Argentina, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Georgia, Albania và một số quốc gia khác cũng công nhận ông Guayido là người đứng đầu nhà nước.
Vào ngày 28 tháng 1, Hoa Kỳ tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với công ty PDVSA của Venezuela, khóa tài sản và chặn các quyền lợi của công ty trong phạm vi quyền hạn của mình là 7 tỷ đô la, đồng thời cấm giao dịch với họ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết Washington đã cung cấp cho Juan Guaido, người đứng đầu quốc hội Venezuela đối lập, quyền truy cập vào các tài khoản của chính phủ Venezuela trong các ngân hàng Mỹ.