Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông bày tỏ ý kiến của mình về các bước cần được thực hiện để đạt được mục tiêu này và nhấn mạnh rằng, cần phải "cứu" Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr, cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, tướng vầ hưu Harald Kujat cho rằng, hiện vẫn có khả năng “cứu” Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Ông bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc phỏng vấn của Sputnik-Đức.
Tướng Harald Kujat nói, để cứu Hiệp ước INF, châu Âu và đặc biệt là Chính phủ Đức nên giữ lập trường tích cực hơn.
"Hiện nay vẫn còn cơ hội cứu Hiệp ước này. Trước hết cần phải thống nhất ý kiến về các biện pháp kiểm soát lẫn nhau để làm sáng tỏ liệu những lời cáo buộc lẫn nhau của Hoa Kỳ và Nga có cơ sở hay không. Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể đưa ra một đề xuất như vậy. Để đạt được mục tiêu này cần phải nối lại thỏa thuận về các cuộc thanh tra lẫn nhau đã hết hạn vào tháng 5 năm 2001, và đưa vào nó các hệ thống vũ khí mà Nga phản đối. Sau đó, có thể làm sáng tỏ ai đúng ai sai”.
Đồng thời, theo ý kiến của ông, hiệp ước IMF có khả năng vẫn bị chấm dứt.
"Về nguyên tắc, cả hai bên - cả Hoa Kỳ và Nga - đều muốn chấm dứt hiệp ước này. Một mặt, điều này là do thực tế rằng, số lượng các hệ thống hạt nhân chiến lược đã bị cắt giảm đáng kể theo thỏa thuận về giải trừ vũ khí vẫn còn hiệu lực - Hiệp ước START. Nó sẽ được gia hạn vào năm 2021. Do đó, cả hai bên đều mất đi sự linh hoạt chiến lược. Vì vậy, cả hai bên đều không cần đến Hiệp ước INF. Nhưng, điều này sẽ là một thảm họa đối với châu Âu", - tướng Harald Kujat nói.
Ông không đồng ý với lập luận của Hoa Kỳ dường như Hiệp ước INF đã lỗi thời bời vì các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, hiện có vũ khí như vậy.
"Đối với Mỹ, Trung Quốc chỉ là một cái cớ. Tên lửa tầm trung của Trung Quốc không gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ. Vấn đề là ở chỗ: nếu Mỹ muốn đưa bên thứ ba vào thỏa thuận INF thì có nên chấm dứt Hiệp ước này không? ", - ông Harald Kujat nói.
Ông cho rằng, sớm hay muộn, thì Hoa Kỳ sẽ khôi phục hợp tác chặt chẽ với Nga.
“Theo tôi, Mỹ nhận thức rõ rằng, họ cần không ít hơn Nga việc nối lại sự hợp tác chặt chẽ với Matxcơva để loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến xung đột. Và điều này sẽ xảy ra sớm hay muộn. Tất nhiên, hai nước này sẽ luôn có bất đồng trong nhiều vấn đề. Nhưng họ cũng có khá nhiều lợi ích chung, ví dụ, sự cân bằng chiến lược để ngăn chặn xung đột tiềm năng giữa hai siêu cường. Lợi ích chung cũng liên quan đến việc giải quyết xung đột ở Syria, bảo đảm sự ổn định ở Trung Đông. Cả hai bên chỉ phải nhận thức được điều đó. Tôi nghĩ rằng, Nga hiểu điều này. Có lẽ, vào một ngày nào đó Hoa Kỳ cũng sẽ hiểu", - ông Harald Kujat nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho biết rằng, vào ngày 2/2, Washington bắt đầu thủ tục rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Nga. Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo rằng, Mỹ bắt đầu một thời hạn 180 ngày để hoàn tất việc rút ra khõi Hiệp ước INF trừ khi Nga trở lại tuân thủ thỏa thuận này.
Ngày 2/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, đáp trả Mỹ, Nga ngừng tuân thủ Hiệp ước INF. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng, Matxcơva sẽ không để bất cứ ai lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới gây tốn kém cho Nga. Ông Putin nói thêm rằng, tất cả các đề xuất của Nga "vẫn còn trên bàn và cánh cửa đang mở" nhưng yêu cầu không đề xuất đàm phán mới về nội dung này trong tương lai.