Việt Nam sẽ không để thua ngay trên sân nhà

© Photohost-agency  / Chuyển đến kho ảnhASEAN
ASEAN  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam sẽ chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN kể từ ngày 1/1/2020 tới đây. Sự kiện quan trọng này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để Việt Nam khẳng định vai trò và vị thế của mình trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

ASEAN luôn là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam

Năm 2020 cũng đánh dấu mốc 25 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Kể từ thời điểm ngày 28/7/1995, khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức này, Hà Nội luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiến đối ngoại hàng đầu cả trên phương diện chính trị, quân sự lần hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Lễ kỷ niệm 52 năm Ngày Thành lập ASEAN

Việt Nam luôn nỗ lực hết mình suốt 24 năm qua, đóng góp vào công việc chung của Hiệp hội với tư cách thành viên chủ động, nhiều sáng kiến, tích cực và đầy trách nhiệm.

Nhắc đến Cộng đồng ASEAN (AEC) được hình thành và phát triển kể từ 31/12/2015, đang nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn đến 2025, cũng bước đầu đạt dược những kết quả rất khả quan.

AEC đã tạo dựng không gian sản xuất tương đối đồng bộ, giúp phát huy lợi thế chung của khu vực ASEAN. Từ đó, hàng hóa, dịch vụ, vốn, đầu tư và lao động có tay nghề được tự do lưu chuyển trong khu vực mà không có sự phân biệt đối xử nào giữa các thành viên. Nỗ lực trong nội khối cùng với việc mở rộng hợp tác với đối tác bên ngoài đã đem lại cho ASEAN mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Năm 2019 dự báo đạt 4,9%, cao gần gấp đôi mức trung bình của thế giới. Đó là dấu hiệu rất đáng mừng.

Suốt 24 năm là thành viên của khu vực, ASEAN đã trở thành một trong những đối tác kinh tế -thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. So với thời điểm lúc mới gia nhập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và khu vực này đã tăng 9,5 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên gần 56,3 tỷ USD năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 24,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 31,8 tỷ đô năm vừa qua.

Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 - Sputnik Việt Nam
ASEAN ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông

Hội nhập sâu vào khu vực kinh tế ASEAN còn đem lại những tác động tích cực lên nền kinh tế, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước trong khu vực và nhiều đối tác cùng cơ hội kinh doanh bên ngoài.

Không chỉ tham gia hợp tác sâu rộng và toàn diện trong nội bộ khối ASEAN, cộng đồng này còn tạo điều kiện cho Hà Nội thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế , thương mại và đầu tư với nhiều đối tác quan trọng khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Úc, và nhiều quốc gia khác thông qua ký kết hiệp định thương mại tự do FTA giữa ASEAN với các đối tác này.

Phải tự hoàn thiện chính mình, không để doanh nghiệp và hàng hóa “thua ngay trên sân nhà”

Về lĩnh vực quan hệ hợp tác kinh tế, Việt Nam cần xác định chính sách toàn diện, vừa kết hợp được nội lực nền kinh tế, vừa phát huy sức mạnh toàn khối.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với đại diện các nước thành viên ASEAN tại New Delhi, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Ấn Độ: ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Theo đó, Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công thương nhận định, dù hội nhập sâu rộng vào ASEAN đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi, thể hiện qua những thành tựu tích cực đã đạt được, tuy nhiên thách thức mà chúng ta cần đối mặt cũng không hề nhỏ.

Đầu tiên, phải nhắc đến cuộc chiến phòng vệ thương mại cùng làn song bảo hộ mậu dịch trên thế giới không hề có dấu hiệu giảm. Ngược lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tác động không nhỏ đến hợp tác đa phương và khu vực.

Dù tự do thương mại là tiêu chí hàng đầu của Khối ASEAN, tuy nhiên, theo nhận định của Vụ, chính Việt Nam vẫn chưa khai thác được thế mạnh của mình thông qua xây dựng nhiều sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn, có tính cạnh tranh cao so với chính các nước ASEAN khác.

Bên cạnh đó, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt trong quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt các quốc gia khu vực Đông Nam Á mang nhiều nét tương đồng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Do đó, theo nhiều ý kiến chuyên gia, hội nhập kinh tế ASEAN thời gian tới cần có những điều chỉnh định hướng, chính sách thật sự phù hợp, không dể chính doanh nghiệp, sản phẩm nội địa của chúng ta “thua ngay trên sân nhà”. Đây là thách thức, nhưng Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua.

Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, cần thể hiện định hướng tiếp tục coi hội nhập ASEAN là một trong những ưu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Coi đây là “trung tâm”, qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và các nước đối tác, nhất là EU, khi Việt Nam được coi là “cửa ngõ” để Liên minh châu Âu tiến vào thị trường Đông Nam Á, Hà Nội còn là điều phối viên trong quan hệ hợp tác giữa ASEAN- EU, cùng với RCEP- khu vực chiếm một nửa dân số thế giới và 32% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc chụp ảnh chung - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng ASEAN và Trung Quốc nói chuyện Biển Đông

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ Công thương, Việt nam cần thúc đẩy hơn nữa các doanh nghiệp, hiệp hội, ngàn hàng tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Cùng với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực, tăng khả năng cạnh tranh, tự học hỏi và hoàn thiện, tận dụng cơ hội, nắm bắt thật tốt các chính sách để đương đầu với sức ép cạnh tranh cả về chất và lượng mà quá trình hội nhập kinh tế mang lại.

Năm 2010. Việt Nam cũng đã từng đảm nhiệm rất tốt vai trò Chủ tịch ASEAN. Nhưng với bối cảnh toàn cầu hiện nay, trên cương vị này,  là “nước Chủ tịch”, Việt Nam phải thể hiện một sắc thái mới, vị thế hoàn toàn khắc để định hướng Hiệp hội ngày càng phát triển, tăng cường liên kết, đoàn kết nội bộ, vượt qua thách thức toàn cầu.

Đối với Việt Nam, đến nay, hợp tác khu vực ASEAN luôn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại, là điểm nhấn, chứng tỏ tinh thần mở rộng, tăng cường hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập. Việt Nam, với phương châm hành động tích cực và tinh thần trách nhiệm chắc chắn sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của Hiệp hội trong năm 2020 tới này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала