Chuyên gia từ Học viện Kinh tế Quốc gia và Hành chính trực thuộc tổng thống Nga (RANEPA) đã nói về cách thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và tránh khỏi những vấn đề khó khăn mới phát sinh.
"Căn bệnh" của nền kinh tế toàn cầu
Ngày nay, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng bị cản trở bởi tình hình căng thẳng trên thế giới: chiến tranh thông tin, trừng phạt, chạy đua vũ trang. Theo các chuyên gia RANEPA, các tổ chức quốc tế (G20, Quỹ tiền tệ quốc tế, BRICS) không thể đối phó với các vấn đề: gia tăng bất bình đẳng và khoảng cách về kỹ thuật số giữa các quốc gia; bùng phát khoản nợ công và tư nhân; tác động tiêu cực của con người lên thiên nhiên và tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng và công nghệ mới.
Một thách thức nghiêm trọng là toàn cầu hóa tài chính (sự phụ thuộc lẫn nhau) giữa các quốc gia. Vì nó mà hiện tượng khủng hoảng xảy ra ở các nước phát triển đang lan nhanh hơn trên khắp thế giới. Vị trí hàng đầu của đồng đô la trên thị trường quốc tế đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2008, sau khi giá bất động sản giảm mạnh tại Hoa Kỳ.
Chính sách ích kỷ
Hợp tác hiệu quả, theo các chuyên gia, bị cản trở bởi chính sách kinh tế của các nước phát triển hàng đầu (chủ yếu là Hoa Kỳ), tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu. Hoa Kỳ sở hữu "một đặc quyền quá mức", như một tổ chức phát hành tiền tệ quốc tế và ít bị tổn thương nhất trước các cuộc khủng hoảng.
Bất kỳ hành động kinh tế nào của Mỹ, ngay cả trong nước, sẽ có tác động đến cộng đồng thế giới. Do đó chính sách bảo hộ ở Hoa Kỳ, khi nhà nước hạn chế nhập khẩu, bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất địa phương, sẽ gây ảnh hưởng đến xuất khẩu từ các quốc gia khác: nền giao thương mất khách hàng và lợi nhuận lớn, gây ra sự gia tăng căng thẳng địa chính trị, không có cơ hội thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các nước.
Cân bằng kinh tế: không tưởng hay thực tế?
Để giải quyết vấn đề, cần kết hợp nỗ lực của các nước đang phát triển và phát triển. Theo các chuyên gia, cần chú ý hoàn thành việc cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế, phát triển một công thức mới để tính hạn ngạch (phiếu bầu của các nước tham gia) và phân phối lại theo hướng có lợi cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, cũng như chuyển đổi dần dần từ một đơn vị tiền tệ dự trữ sang một số đơn vị tiền tệ dự trữ.
Đề xuất tạo ra một loại tiền dự trữ siêu quốc gia, theo các nhà khoa học RANEPA, vẫn còn mang tính thời sự. Sự tập trung các giao dịch thương mại và tài chính vào một số loại tiền tệ khiến nền kinh tế thế giới dễ bị tổn thương trước các kịch bản tiêu cực có thể xảy ra trong nền kinh tế các quốc gia phát hành các loại tiền tệ này.
Tuy nhiên, sự gia tăng căng thẳng địa chính trị không mang lại cơ hội thu hẹp khoảng cách giữa nguyên tắc chủ quyền quốc gia và sự cần thiết phải có một viện nghiên cứu siêu quốc gia để quản lý nền kinh tế toàn cầu, theo các chuyên gia.