“Cần phải hiểu rằng cách tiếp cận với y học của tất cả các nước hiện nay là không đúng. Y học là một ngành hết sức quan trọng, nên cần được đầu tư đầy đủ, và phải có nguồn lực để huy động. Như trong quân đội có nguồn dự bị động viên, thì trong y tế dân sự cũng cần có cơ sở tương tự. Có nghĩa là cần có hồ sơ các bác sĩ dự bị để huy động nếu có gì đó xảy ra, không phải là tuyển dụng, mà chỉ là trở lại làm việc với mức thù lao vừa đủ, cũng nên có các đội tình nguyện luôn sẵn sàng”, ông Vodovozov chia sẻ.
Theo ông, lực lượng tình nguyện viên nên qua các khóa đào tạo. Chuyên gia so sánh hình thức này như các khóa huấn luyện y tá trong hệ thống dân quân trước đây.
"Đây là những người có bằng cấp, trong thẻ quân nhân của họ ghi rõ - y tá dân quân, giá như có những người như vậy phục vụ trong đợt dịch này. Coronavirus sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc hoàn toàn hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nếu như đại dịch lần này không dạy được chúng ta, thì lần sau nó có thể dẫn đến khả năng dân số Trái đất giảm đáng kể, trong lịch sử loài người chúng ta đã từng xảy ra điều này”, ông Vodovozov nói.
Theo ông, vụ dịch hạch đầu tiên ở Justinian trong thời kỳ năm 541-750 đã giết chết 40% cư dân, còn vụ dịch thứ hai, Đại dịch hạch hay còn gọi là Cái chết đen trong những năm 1346-1353 tiêu diệt khoảng 60% dân số.
"Cho đến ngày nay trong tự nhiên vẫn còn tồn tại những tác nhân gây bệnh có những đặc tính “sát thủ” mạnh tương tự. Và nếu chúng xuất hiện, thì chúng ta khó có thể đối phó được chúng", ông Vodovozov kết luận.