Cử tri Việt Nam phản đối Trung Quốc lập quận Tây Sa, Nam Sa

© Flickr / Eric molinaQuần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cử tri thành phố Đà Nẵng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thông báo thành lập thành phố Tam Sa gồm quận Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và quận Nam Sa (tức Trường Sa) ở Biển Đông.

Theo lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP. Đà Nẵng, hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và trái với các thỏa thuận, cam kết giữa Bắc Kinh và Hà Nội, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, ảnh hưởng an ninh khu vực.

Cử tri Đà Nẵng yêu cầu Trung Quốc hủy quyết định lập Tây Sa, Nam Sa

Sáng 6/7, Kỳ họp thứ 15, khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP. Đà Nẵng khai mạc.

USS Nimitz - Sputnik Việt Nam
Mỹ phái hai tàu sân bay đến Biển Đông

Thông báo xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Đà Nẵng đưa ra tại kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Đà Nẵng sáng nay cho biết, cử tri kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tây Sa với hai quận Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa).

Được biết, Kỳ họp thứ 15, khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sau 6 tháng đầu năm 2020 mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của thành phố bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Nửa đầu năm nay, cũng là lần đầu tiên kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng âm 3,61%, các chỉ tiêu tăng trưởng đều thấp hơn so với kế hoạch.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng Đặng Thị Kim Liên cho hay, HĐND thành phố đã tiếp nhận hơn 100 ý kiến của các cử tri tại địa phương thời gian qua.

© Ảnh : Trường Trung/Tuổi TrẻNhà trưng bày Hoàng Sa, nơi lưu giữ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Cử tri Việt Nam phản đối Trung Quốc lập quận Tây Sa, Nam Sa - Sputnik Việt Nam
Nhà trưng bày Hoàng Sa, nơi lưu giữ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Phần lớn ý kiến của cử tri bày tỏ tin tưởng vào sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã làm nên một kỳ tích kiểm soát dịch bệnh Covid-19, để lại ấn tượng sâu sắc cho bè bạn quốc tế.

USS Gabrielle Giffords - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Mỹ, tàu khảo sát HD4 Trung Quốc và tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm gì ở Biển Đông?

Tuy nhiên, cử tri thành phố Đà Nẵng còn bức xúc khi Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn ở Biển Đông, đặc biệt là hành vi thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa.

“Cử tri và nhân dân thành phố kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bà Đặng Thị Kim Liên nêu rõ.
“Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và trái với các thỏa thuận giữa hai nước, làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Nẵng khẳng định.

Theo lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cử tri và nhân dân TP yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái trên và chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá Hoàng Sa, Trường Sa?

Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 18/4/2020 ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn quyết định thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu lập trường về Biển Đông, luật an ninh Hồng Kông, ASEAN-Trung Quốc

Theo đó khẳng định, Trung Quốc có quyền lịch sử ở Nam Hải (tức Biển Đông). Chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Hải Chư đảo và các quyền, lợi ích Biển Đông hình thành lâu đời trong lịch sử.

Trên thực tế, đây là đơn vị hành chính mà Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa”, cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), ngoài việc quản lý các đảo, đá và thực thể tại hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, chính quyền Tây Sa và Nam Sa sẽ quản lý luôn các vùng biển xung quanh với khoảng 1.800 cư dân sinh sống ở Tam Sa.

Theo đó, trụ sở huyện đảo Tây Sa sẽ đặt ở Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Trụ sở Nam Sa được đặt ở đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa. Trên thực tế, đá Chữ Thập là một trong 7 thực thể tại Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng, kiểm soát, cải tạo bất hợp pháp thành đảo nhân tạo.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam cho cả thế giới thấy sức mạnh của ngoại giao khôn ngoan

Chính quyền Bắc Kinh đã ngang nhiên xây dựng các đường băng, nơi bảo quản máy bay chiến đấu, rađar, nhà cao tầng và các công sự chiến đấu khác bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế ở những thực thể này.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng thay mặt chính quyền và nhân dân đia phương đã có phát biểu kiên quyết phản đối việc Trung Quốc ban hành quyết định thành lập cái gọi là khu Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa.

“Là chính quyền địa phương thuộc TP Đà Nẵng, trực tiếp quản lý quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, UBND huyện Hoàng Sa kiên quyết phản đối việc Trung Quốc ban hành quyết định thành lập cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thông cáo chính thức của huyện đảo Hàong Sa nhấn mạnh.

Đồng thời, lập trường này đối với cái gọi là “thành phố Tam Sa” cũng đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 26 ngày 4/7/2012 của HĐND TP Đà Nẵng cùng với các tuyên bố của UBND huyện Hoàng Sa thời gian qua.

“Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, chiếm hữu và xác lập chủ quyền một cách liên tục, hòa bình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, UBND huyện Hoàng Sa khẳng định.

Theo lãnh đạo chính quyền huyện Hoàng Sa và TP. Đà Nẵng, rõ ràng hành động thành lập thành phố Tam Sa (gồm các quận Tây Sa, Nam Sa) của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và trái với các thỏa thuận giữa hai nước và khu vực, làm phức tạp tình hình ở khu vực biển Đông và tổn hại đến các nỗ lực hợp tác giữa các bên.

“UBND huyện Hoàng Sa kịch liệt phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay lập tức quyết định sai trái trên, chấm dứt ngay các hoạt động bất hợp pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, đại diện chính quyền địa phương khẳng định.

Việt Nam phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa ở Biển Đông

Liên quan đến việc Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là khu Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa - Việt Nam) và khu Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa - Việt Nam) tại thành phố Tam Sa ngày 18/4/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nêu rõ lập trường nhất quán của Hà Nội – phản đối mạnh mẽ việc chính quyền Bắc Kinh có những hành vi xâm phạm chủ quyền và gây bất ổn ở Biển Đông.

“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới”, đại diện Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Đảo Phú Lâm ở thành phố Tam Sa - Sputnik Việt Nam
Trồng rau, đưa người ra ở Biển Đông: Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ tranh chấp với Việt Nam
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền, đồng thời hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan và không có những hành vi tương tự trong tương lai, gây ảnh hưởng đến hòa bình chung và sự ổn định trong khu vực cũng như quan hệ giữa hai nước.

Bộ Ngoại giao nhiều lần lên tiếng, khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала