Trong số những công ty sẵn sàng di dời các nhà máy đến quốc gia Bắc Mỹ này có các nhà sản xuất thiết bị điện tử Foxconn và Pegatron, cả hai đều có trụ sở ở Đài Loan, một lãnh thổ không được công nhận mà Trung Quốc coi là khu vực của họ. Lý do cho việc điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu là do đại dịch coronavirus và mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: thêm vào cuộc chiến thương mại kéo dài ba năm qua là một cuộc chiến công nghệ, trong đó Washington áp đặt các hạn chế đối với một số công ty Trung Quốc.
Giải pháp này có thể mang lại lợi ích không chỉ cho các nhà sản xuất Đài Loan mà còn cho cả Mexico, quốc gia đang cần vốn đầu tư và việc làm mới trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ thập niên 1930.
Theo kế hoạch, các nhà máy mới cũng sẽ sản xuất linh kiện cho iPhone: Foxconn là một trong những nhà thầu chính của Apple. Quyết định xây dựng xí nghiệp sẽ được thông qua vào cuối năm nay.
Các chính sách mới của Foxconn và Pegatron (nếu được triển khai) phù hợp với đường lối của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang vận động chuyển các cơ sở sản xuất sang đất nước của ông, cũng như sang Mỹ Latinh và các nước vùng Caribe. Lợi thế của Mexico nằm ở vị trí địa lý và việc nước này sẵn có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ, điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh.
Giám đốc điều hành Foxconn ông Liu Young-way, khi bình luận về kế hoạch của công ty, nói rằng "sẽ không còn tồn tại nhà máy toàn cầu (đai diện là Trung Quốc)”. Hiện tại, khoảng 30% sản phẩm của tập đoàn được sản xuất bên ngoài Trung Quốc và tỷ lệ này còn tiếp tục gia tăng.
Đọc thêm: