Các yếu nhân chính tại sự kiện này là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CHXHCN Việt Nam Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CHND Trung Hoa Vương Nghị.
Trên đất liền mọi thứ bình yên nhưng ngoài biển vẫn không lặng sóng
Nơi có đường biên giới trên đất liền Việt - Trung rất đáng chú ý trong lịch sử và giao thương kinh tế của hai nước. Suốt chặng dài nhiều thế kỷ, chính qua ngả biên giới này, các lãnh chúa phong kiến Trung Quốc đã xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Những bản làng biên giới không chỉ một lần ghi dấu thay đổi sự quản lý theo kiểu «truyền từ tay người nọ sang tay người kia» trong suốt lịch sử hàng thế kỷ. Những gì mà chính quyền Trung Quốc và Việt Nam đã làm cách đây 20 năm - tức là thống nhất việc phân định biên giới - thực sự mang ý nghĩa lịch sử quan trọng.
Quan sát viên Piotr Tsvetov nhớ lại: «Một lần tôi chạy xe từ Việt Nam sang Trung Quốc qua Trạm kiểm soát cửa khẩu «Hữu nghị». Những dòng xe ô tô nối đuôi nhau hai bên cửa khẩu với hàng tấn hàng đa dạng chuẩn bị qua biên giới vì lý do thương mại. Biên giới ở đây thực sự giống như biên giới của tình bạn thân thiện.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng hai nước đều khẳng định ủng hộ xây dựng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quản lý biên giới trên bộ, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và du lịch.
Đáng chú ý là nhân dịp này Ngoại trưởng Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề về biên giới biển giữa hai nước. Ai cũng rõ là trong tranh chấp quyền sở hữu quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hai bên giữ lập trường không thể hòa giải.
Ông Vương Nghị tuyên bố tại cuộc gặp: «Chúng ta cần dựa chắc trên thực tiễn thành công về giải quyết vấn đề biên giới trên bộ để sớm đạt tới giải quyết các tranh chấp trên biển ... cả hai nước đều sở hữu khả năng và sự thông thái để tiếp nối cuộc đàm phán về các vấn đề biển ... [Cả hai nước] cần định hướng vào nhu cầu hợp tác lâu dài và tích cực bắt đầu đối thoại, tìm ra phương thức căn bản bền vững để cùng nhau duy trì sự ổn định ở biển Hoa Nam»
Chắc hẳn sẽ không ai bác bỏ chuyện cần giải quyết vấn đề này, thế nhưng ở đây liệu có thể đạt đột phá nhanh chóng hay chăng?
Vẫn chưa lụi tàn niềm hy vọng về Bộ Quy tắc ứng xử cho các bên
Một bộ phận nhất định trong giới quan sát viên vẫn như trước cho rằng xung đột trên Biển Đông sẽ nhạt bớt và triệt tiêu tính chất gay gắt khi thông qua mà Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hai năm trước, phía Trung Quốc đã cam kết hoàn thành công việc với Bộ quy tắc vào năm 2021. Năm nay, 2020, có một số cuộc họp đã được lên kế hoạch để thúc đẩy công việc với văn kiện. Nhưng đại dịch coronavirus bùng phát, và tất cả các cuộc gặp của đại diện các nước ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Bộ quy tắc đã phải hủy.
Tuy nhiên, những ngày gần đây ở Bắc Kinh lại bắt đầu nói về Bộ Quy tắc. Một nhà ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng cần nối lại các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, càng sớm càng tốt, «để cho thấy một số tiến bộ».
Phải chăng là ở đây có vai trò từ lập trường của Hoa Kỳ và một số nước phương Tây khác, đã làm gia tăng chỉ trích với hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo quan điểm của ông Collin Koh, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế mang tên S Rajaratnam ở Singapore, «áp lực của Hoa Kỳ có tiềm năng hối thúc Trung Quốc đồng ý làm Quy tắc có tính chất cam kết ràng buộc về mặt pháp lý».
Quá trình thông qua Bộ Quy tắc có những vướng mắc trong nội bộ. Các nước ASEAN hiện chưa có lập trường chung, mỗi nước trong số 10 quốc gia Đông Nam Á đều có nhãn quan riêng về vấn đề. Và khó nói khi nào sẽ xuất hiện lập trường chung nhất của toàn Hiệp hội.
Dù sao chăng nữa, những muốn rằng mối quan hệ láng giềng hữu nghị thân thiện và hợp tác cùng có lợi không chỉ áp dụng trên biên giới đất liền Việt -Trung mà còn mở rộng ra cả toàn bộ vùng nước Biển Đông.