Theo lời những người cung cấp tin cho hãng thông tấn, trong tháng 7 và tháng 8, các quan chức Mỹ đã nhiều lần nêu vấn đề này với các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Indonesia nhưng Tổng thống Joko Widodo đã bác yêu cầu của Hoa Kỳ.
Được biết đề xuất của phía Mỹ trong bối cảnh cuộc đấu ngày càng tăng nhiệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á đã là điều bất ngờ đáng ngạc nhiên đối với Chính phủ Indonesia, quốc gia lâu nay theo đuổi chính sách trung lập trong đường lối đối ngoại.
Theo dữ liệu của Reuters, máy bay trinh sát P-8 «Poseidon» của Mỹ đóng vai trò then chốt trong việc theo dõi hoạt tính quân sự ở Biển Đông.
Như Ngoại trưởng Retno Marsudi tuyên bố, Indonesia không muốn đứng về bên nào trong cuộc xung đột.
«Chúng tôi không muốn rơi vào cái bẫy ganh đua này», - hãng thông tấn dẫn lời bà Ngoại trưởng.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Lý Dị Bình Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Thái Bình Dương thuộc ĐHTH Hạ Môn đã bình luận về tình hình này.
«Là một quốc gia ASEAN lớn và quan trọng, đồng thời là nước nằm trong khu vực biển Hoa Nam, Indonesia thực hiện chính sách đối ngoại của mình theo nguyên tắc «cân bằng quyền lực», theo đó đất nước này có thể duy trì vị thế trung lập và cũng được hưởng lợi từ sự phát triển ổn định nội bộ. Qua 20 năm phát triển, Indonesia phô trương xu thế tương đối ổn định, cả dưới góc độ phát triển kinh tế và góc độ chính sách đối nội. Ngoài ra, vị thế của Indonesia trong ASEAN tương đối ổn định. Bối cảnh khu vực này, cả trong tương quan biển Hoa Nam và đường lối chính trị với các cường quốc láng giềng, luôn thích hợp với nhu cầu của riêng Indonesia và điều đó cũng đã được các nước trong khu vực thừa nhận. Đặc biệt là vào thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đang cạnh tranh gay gắt trong khu vực, Indonesia không muốn ra mặt đứng về bên nào», - chuyên gia Lý Dị Bình nhận xét.
Xung đột ở Biển Đông
Tình hình ở Biển Đông vẫn đang căng thẳng nhiều năm nay do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giá trị của các hòn đảo còn được xác định bởi thực tế là, theo ước tính của các chuyên gia, trên thềm các quần đảo này tập trung một trữ lượng dầu và khoáng sản đáng kể. Mặc dù các bên chính trong tranh chấp về quyền sở hữu các vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc, nhưng Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố về chủ quyền của mình tại một phần hoặc toàn bộ các đảo và vùng biển xung quanh.
Đọc thêm: