Việt Nam kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình: Không có đấu đá, “phe cánh”

© Sputnik / Aleksei Danichev  / Chuyển đến kho ảnh Người đứng đầu bộ phận kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019 (SPIEF)
 Người đứng đầu bộ phận kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019 (SPIEF)  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Bộ Chính trị chỉ ra hàng loạt sai phạm và quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hiện vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam. Trước ông Bình, Việt Nam đã từng kỷ luật 2 Ủy viên Bộ Chính trị là các ông Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải.

Theo nhiều chuyên gia, việc kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình là “điều bình thường” dù trước thời điểm nhạy cảm bên thềm Đại hội Đảng 13. Đồng thời, cũng không vì sát Đại hội mà kỷ luật Đảng bị chững lại, chừng xuống, giảm đi. Đồng thời, càng không có chuyện phe cánh ở đây.

Đối với việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm, nhất là cán bộ diện Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định, không cá nhân nào, không có “nhóm lợi ích” nào có thể tác động, hoặc làm lệch đi kết quả kiểm tra, giám sát cũng như hình thức kỷ luật.

Vì sao nguyên thống đốc Nguyễn Văn Bình bị kỷ luật cảnh cáo?

Như đã đưa tin, ngày 8/11, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành văn bản số 13678 gửi một số  cơ quan báo chí về việc công bố tin Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban Cán sự đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đây được coi là một động thái đáng chú ý về việc minh bạch thông tin xử lý cán bộ sai phạm theo quy định của Đảng, Nhà nước.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình chủ trì buổi hội đàm trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội ( Việt Nam). - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình, khai trừ Đảng với bà Hồ Thị Kim Thoa?

Theo văn bản của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 6/11/2020, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban Cán sự đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bộ Chính trị cho biết, sau khi tiến hành xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan này nhận thấy, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm đến mức phải thi hành kỷ luật.

Vi phạm thứ nhất, theo Bộ Chính trị, ông Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm trong vai trò người đứng đầu về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản quy định có nội dung không đầy đủ, không đúng nguyên tắc theo quy định của Chính phủ, dẫn đến các vi phạm, khuyết điểm trong xử lý nợ xấu, gây thất thu ngân sách Nhà nước.

Vi phạm thứ hai của ông Nguyễn Văn Bình là trong việc ký ban hành nghị quyết đồng ý cho Ngân hàng Xây dựng vay đặc biệt với lãi suất 0% và không có tài sản bảo đảm.

Đáng chú ý, Bộ Chính trị cũng chỉ ra vai trò và trách nhiệm của ông Nguyễn Văn Bình trong các vụ đại án kinh tế, ngân hàng từng gây chấn động ở Việt Nam như vụ Phạm Công Danh, nhóm Thiên Thanh của Ngân hàng Đại tín, thiếu kiểm soát ở Ngân hàng Xây Dựng.

Theo đó, Bộ Chính trị xác định ông Bình chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc chấp thuận cho nhóm Thiên Thanh được mua lại cổ phần của Ngân hàng Đại Tín, chấp thuận cho Phạm Công Danh là nhân sự dự kiến thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng; không kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng Xây dựng.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Đức Hiển.  - Sputnik Việt Nam
Tân Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương là Thư ký của ông Nguyễn Văn Bình

Tiếp theo, Bộ Chính trị khẳng định ông Nguyễn Văn Bình đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc” khi không báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương đối với những vấn đề lớn, hệ trọng.

“Không báo cáo đầy đủ và thực hiện không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc mua bắt buộc 3 ngân hàng với giá không đồng là vi phạm nguyên tắc thẩm quyền”, Bộ Chính trị kết luận.

Tiếp đến, trong giai đoạn làm lãnh đạo, ông Nguyễn Văn Bình đã để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, nhiều cá nhân bị xử lý hình sự.

Bộ Chính trị kết luận, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, vị lãnh đạo này cũng được xác định trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục. Theo Bộ Chính trị, liên quan đến những vi phạm trên, nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.

“Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cá nhân đồng chí”, Bộ Chính trị nêu rõ.

Tuy nhiên, văn bản của Văn phòng Trung ương Đảng cũng khẳng định, trong quá trình kiểm điểm, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã nhận trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.

Do đó, sau khi xem xét bối cảnh tình hình, nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quá trình công tác, đóng góp của đồng chí đối với Đảng, Nhà nước, căn cứ Quy định số 102 ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình bằng hình thức “Cảnh cáo”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại buổi hội đàm trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội (Việt Nam). - Sputnik Việt Nam
Bộ Chính trị kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình bằng hình thức cảnh cáo

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 49, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình. Theo cơ quan này, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc”.

Ông Bình cũng được xác định thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng ngân hàng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục. Do đó, có nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.

“Những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân đồng chí”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định.

Đau xót nhưng vẫn phải làm: Kỷ luật một vài người để cứu muôn người

Theo nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội, việc Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Văn Bình thêm một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đó chính là phẩm chất nêu gương và xử lý, kỷ luật cán bộ không có vùng cấm, dù là ai, ở cương vị nào đi nữa.

Kỷ luật - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chưa xem xét kỷ luật cán bộ bị ốm nặng hay bệnh hiểm nghèo

Trước ông Nguyễn Văn Bình, Việt Nam có hai Ủy viên Bộ Chính trị khác từng bị kỷ luật là cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng và nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải.

Tại Việt Nam, có thể nói, chưa bao giờ có số lượng lớn cán bộ bị xử lý kỷ luật như nhiệm kỳ này, trong đó hơn 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, bao gồm cả những vị còn đương chức và nguyên lãnh đạo đã nghỉ hưu, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, tướng lĩnh trong các lực lượng vũ trang Quân đội, Công an đều bị “đưa vào lò” thiêu tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ.

Nếu cán bộ làm tốt, cống hiến cho nước, vì dân, giữ gìn sự liêm khiết, kỷ luật thì sẽ được biểu dương, khen thưởng. Ngược lại, nếu cán bộ, viên chức, công chức làm chưa tốt thì nhắc nhở, phê bình. Đặc biệt, nếu có vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm minh, kết luận rõ đến đâu xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, hoặc ngoại lệ.

Tại Việt Nam, công cuộc phòng chống tham nhũng đang được đẩy mạnh, việc củng cố bộ máy chính quyền, làm trong sạch đội ngũ cũng được tăng cường. Vì thế, việc xác định được sai phạm của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và có quyết định xử lý kỷ luật kịp thời, công khai minh bạch là điều bình thường.

Đây cũng là nguyên tắc, việc làm thường xuyên của Đảng nhằm sàng lọc và củng cố chất lượng đội ngũ Đảng viên, cán bộ, công chức. Đồng thời, đây cũng là mong muốn của nhân dân, nhằm không ngừng làm trong sạch, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược.

Như xuyên suốt trong công tác cán bộ thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện để người có tài năng, phẩm chất đạo đức tốt cống hiến cho đất nước, nhưng cũng kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 48 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam kỷ luật loạt Tướng, tá Quân đội, cựu lãnh đạo Đà Nẵng bị đề nghị cho ra khỏi Đảng

Kể từ khi thực thi chính sách Đổi mới, Việt Nam đã ban hành và chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định về công tác cán bộ.

Có thể nói, hiện nay, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực và môi trường công tác thuận lợi. Nhưng cùng với đó cũng là loạt khó khăn thách thức và cám dỗ. Trong đội ngũ của Đảng hiện nay vẫn còn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.

Nhiều khi, những cán bộ bị suy thoái về tư tưởng đạo đức này còn “giấu mình” tinh vi, sai phạm nhiều hơn, phức tạp hơn. Trong tất cả các cuộc họp lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội vấn đề phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn luôn được thảo luận.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Trong đó nhấn mạnh nội dung cần phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng. Cùng với đó, cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng.

Với sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tại Việt Nam hiện đang được thực hiện quyết liệt, kiên trì, bài bản, nghiêm minh và cũng được đánh giá là “nhân văn”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định, việc phải kỷ luật chính đồng chí mình là điều không ai muốn, nhưng kỷ luật một vài người là để răn đen nhiều người, để vừa giữ nghiêm kỷ cương phép nước, vừa cảnh tỉnh, cảnh báo, giáo dục, “làm gương” người khác tránh lặp lại sai lầm tương tự.

“Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân. Đây là bài học sâu sắc, bài học đắt giá cho tất cả chúng ta. Đề nghị từng đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên nêu gương, tự soi, tự sửa, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng để không đi vào vết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổn thất khôn lường”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, khi đề cập việc kỷ luật cán bộ.

Kỷ luật ông Nguyễn Văn Bình: Không có chuyện “phe cánh”, đấu đá

Liên quan đến việc kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có những chia sẻ đáng chú ý.

Quang cảnh kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lại kỷ luật loạt tướng, tá Quân đội

Suốt trong thời gian vừa qua, khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm tra và kỷ luật một cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhất là cán bộ diện Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không ít dư luận, cũng như trên mạng xã hội cũng xuất hiện một số tư tưởng “đây là do đấu đá nội bộ”, do “phe này”, “cánh kia”.

Ông Vũ Quốc Hùng là người có bề dày kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng, do đó, đối với vị chuyên gia này, bất cứ quyết định nào về kỷ luật cán bộ cũng được cơ quan có thẩm quyền xem xét kỹ lưỡng, cẩn trọng, không có chuyện “cánh hẩu” hay lợi ích nhóm.

Chia sẻ với Tiền Phong, ông Vũ Quốc Hùng khẳng định, với 20 năm làm công tác kiểm tra Đảng và qua theo dõi công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng gần đây, cá nhân ông thấy việc làm của Đảng khi xem xét xử lý cán bộ là rất cân nhắc.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND Thành phố phát biểu tại phiên khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Vì sao chỉ đến khi Trung ương vào cuộc, nhiều cán bộ TP.HCM mới bị xử lý kỷ luật?

Nguyên phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương nêu rõ, việc kiểm tra, xem xét kỷ luật luôn bảo đảm sự công bằng, theo nguyên tắc “công minh, chính xác, kịp thời”. Mức độ kỷ luật đối với các cán bộ, đảng viên như thế nào cũng được xem xét một cách toàn diện trên cơ sở các quy định của Đảng.

“Những người làm công tác kỷ luật luôn có tâm khi xem xét các vụ việc. Đặc biệt, không cá nhân nào, không có “nhóm lợi ích” nào có thể tác động, hoặc làm lệch đi kết quả kiểm tra, giám sát cũng như hình thức kỷ luật”, ông Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng bổ sung thêm rằng, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Đảng đã đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Các cơ quan của Đảng cũng đã tiến hành kiểm tra và quyết định kỷ luật nhiều cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

“Tất cả những quyết định kỷ luật được đưa ra vừa qua theo tôi đều dựa trên các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hình thức kỷ luật là nghiêm minh, song cũng nhân văn, không có chuyện “phe này”, “cánh kia”, ông Vũ Quốc Hùng nhận định.
Sau Đại hội, nếu vi phạm vẫn bị kỷ luật như thường

Cá nhân vị chuyên gia đánh giá quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về kỷ luật cán bộ, chấn chỉnh đội ngũ của Đảng - đau xót, nhưng không thể không làm, vì nước, vì dân”, “ kỷ luật một vài người để cứu muôn người” là rất đúng, nhân văn và ý nghĩa.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Tô Lâm lệnh xử nghiêm cán bộ công an vi phạm kỷ luật, đạo đức

Theo ông Hùng, việc xem xét kỷ luật đối với những hành vi vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước không chỉ vì sự nghiêm minh của Đảng, sự vững mạnh của tổ chức mà còn cho cả người vi phạm.

Vị chuyên gia lý giải, nếu phát hiện và xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, Đảng không chỉ giúp cán bộ, đảng viên đó tránh bước thêm vào con đường sa ngã, mà còn giúp nhiều người khác không bị liên lụy.

“Ngược lại, nếu không xử lý kiên quyết, để vi phạm nhỏ thành vi phạm lớn thì không những ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, của tổ chức, mà có khi còn kéo theo nhiều cán bộ, đảng viên khác sa ngã. Đến khi bị kỷ luật, lâm vào vòng lao lý, khổ cho nhiều người, nhiều gia đình. Cái này đã có nhiều bài học rồi”, ông Hùng thẳng thắn.

Nhận định về việc sát đến Đại hội Đảng lần thứ XIII, song Đảng vẫn xem xét kỷ luật cán bộ, kể cả cán bộ diện Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá, trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nếu cá nhân, tổ chức nào có vi phạm thì càng phải xử lý.

Việc xử lý như vậy không chỉ tốt cho nhiệm kỳ này mà còn cho cả nhiệm kỳ sau. Tất cả những việc đó phải làm một cách nghiêm túc, đầy đủ, không có chuyện sắp đến đại hội rồi thì “dĩ hòa, vi quý”.

Ông Lê Viết Chữ - Sputnik Việt Nam
Bị kỷ luật, hết uy tín, hai quan lớn Quảng Ngãi xin Bộ Chính trị cho thôi chức?

“Có như thế thì mới giúp Đảng giữ được uy tín trong nhân dân. Có như thế đất nước ngày càng phát triển đi lên, bởi công tác cán bộ vốn là “then chốt của then chốt”. Kể cả sau đại hội, những người lọt vào Trung ương rồi, nhưng nếu phát hiện ra có sai phạm thì vẫn bị xử lý”, ông Vũ Quốc Hùng bày tỏ.

Hiện nay, tại Việt Nam toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vẫn đang tích cực chuẩn bị mọi công việc để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII vào đầu năm 2021, trong đó có công tác nhân sự luôn chứa nhiều yếu tố phức tạp nhạy cảm và đây là nhiệm vụ then chốt – như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, quyết định sự sống còn của Đảng, của chế độ.

Yêu cầu tiên quyết đặt ra cho nhân sự nhiệm kỳ tới là không để sót những người có đức, có tài, nhưng kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ vi phạm, thoái hóa, biến chất – những con sâu làm rầu nồi canh.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала