Ô nhiễm điôxit nitơ - dấu hiệu của nền công nghệ ngoài trái đất
Hỗn hợp khí oxy và metan có thể là một dấu hiệu của sự sống (tín hiệu nhận biết sinh học). Tương tự như vậy, sự hiện diện của nền công nghệ phát triển có thể được xác định qua điôxít nitơ là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy trong công nghiệp. Một dấu hiệu khả dĩ khác của nền văn minh ngoài Trái đất có thể là chlorofluorocarbon (CFC), cũng là hợp chất khí nhà kính tác động mạnh thích hợp cho quá trình terraforming (địa khai hóa). CFC không được tạo ra bằng các sinh vật sống, nhưng chúng hình thành trong các quá trình rất đặc thù.
Các nhà khoa học xây dựng mô hình xem liệu ô nhiễm điôxít nitơ có thể tạo ra dấu hiệu ghi nhận được bằng các loại kính viễn vọng hiện có và sắp đưa vào hoạt động hay không. Hợp chất này có khả năng hấp thụ một số bước sóng ánh sáng phản chiếu từ hành tinh. Kết quả cho thấy nếu một nền văn minh ngoài Trái đất tạo ra nhiều điôxít nitơ như nhân loại đang sản xuất ra hiện nay, thì nó có thể được phát hiện thấy ở khoảng cách 30 năm ánh sáng trong hơn 400 giờ quan sát bằng một trong những kính loại kính viễn vọng không gian dự kiến sắp đưa vào hoạt động.
Nhứng ngôi sao lạnh hơn và dễ quan sát hơn Mặt trời của chúng ta, chẳng hạn như các sao dạng K và M, sẽ phát ra tín hiệu NO2 mạnh hơn và dễ phát hiện hơn. Những ngôi sao như vậy phát ra ít tia cực tím là loại tia có thể phá hủy điôxít nitơ hơn.