Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng châu Âu đang phải đối mặt với một "cuộc chiến tranh thế giới kiểu mới" liên quan đến việc tiêm chủng. Nhà lãnh đạo Pháp tin rằng điều này xảy ra một phần cũng vì "nỗ lực của Nga và Trung Quốc nhằm dùng vắc xin để gây ảnh hưởng".
Vì lợi ích của xã hội
"Tôi tin rằng tất cả mọi người ai cũng phải hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc rằng vắc xin phải là lợi ích công cộng toàn cầu. Cho đến khi dù chỉ có một người không an toàn thì không ai có thể cảm thấy hoàn toàn an toàn, vì vậy chúng tôi cố gắng làm tất cả những gì có thể để cung cấp vắc xin cho các nước trên thế giới, và trong khả năng của mình hỗ trợ và giúp đỡ các nước phù hợp với yêu cầu của họ", - nhà ngoại giao cho biết.
Theo bà Hoa Xuân Oánh, đúng là có một số quốc gia sở hữu nguồn dự trữ vắc xin vượt xa nhu cầu của người dân, điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của "chủ nghĩa dân tộc vắc xin", "chúng tôi cho rằng đây là một sai lầm".
Chung sức
"Ở thời điểm quan trọng này, cộng đồng quốc tế chỉ có thể đánh bại đại dịch nếu chúng ta đoàn kết và hợp tác. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các quốc gia có thể đóng góp tích cực vào việc đảm bảo sự sẵn có và khả năng tiếp cận của vắc xin ở các nước đang phát triển", - bà nói thêm.
"Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các quốc gia khác, bao gồm cả Pháp, để tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vắc xin", - quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm.
Trước đó, các nhà phát triển vắc-xin ngừa coronavirus Sputnik V của Nga đã đáp lại tuyên bố của Macron về một "cuộc chiến tranh thế giới kiểu mới" và đề nghị Pháp cùng tham gia trong số những quốc gia quyết định sản xuất vắc xin này trong nước.