Nhật Bản là một “tay chơi quan trọng” đối với Hoa Kỳ trong chiến dịch kiềm chế Trung Quốc
Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản dự kiến diễn ra vào ngày 16/4 tại Washington. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Valery Kistanov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận xét: những cuộc gặp như vậy thường có tầm quan trọng chính trị lớn đối với các thủ tướng Nhật Bản, nâng cao vị thế và quyền lực của họ.
“Không phải ngẫu nhiên mà chính Shinzo Abe, người đã từ chức vào tháng 9 năm ngoái, rất muốn gặp Trump ngay sau khi ông ấy nhậm chức. Thủ tướng Nhật Bản đã gặp tổng thống Mỹ ở Washington trước các nhà lãnh đạo thế giới khác. Người Nhật không bao giờ từ bỏ vai trò quan trọng của tiếp xúc cá nhân trong ngoại giao".
Lời mời Yoshihide Suga đến Nhà Trắng với tư cách là vị khách nước ngoài cao cấp đầu tiên sau lễ nhậm chức của Joe Biden có thể thiết lập bằng các điều kiện chính trị. Chen Yang - chuyên gia thỉnh giảng tại Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Liêu Ninh không loại trừ khả năng này trong cuộc phỏng vấn bằng văn bản với Sputnik:
“Chính quyền Biden coi Trung Quốc là“ thử thách địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21 ”đối với Hoa Kỳ. Mỹ hiện đang bị dồn ép từ những vấn đề nội bộ, rất khó để họ có thể tham gia đầy đủ vào các công việc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong điều kiện đó, Nhật Bản trở thành nhân tố quan trọng của Mỹ trong chiến dịch kiềm chế Trung Quốc. Và đây là một trong những lý do giải thích tại sao Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được đón tiếp tại Nhà Trắng sau khi Tổng thống Biden nhậm chức. Trên con đường này, ông đã qua mặt nhà lãnh đạo Anh, nước có "mối quan hệ đặc biệt" với Mỹ và Canada – nước láng giềng của Hoa Kỳ. Chính phủ Mỹ hoan nghênh tiếp đón Nhật Bản với tư cách là một đồng minh. Rõ ràng, Mỹ hy vọng Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn và làm nhiều hơn nữa để kiềm chế Trung Quốc. Ví dụ, Washington có thể yêu cầu Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương".
Chương trình nghị sự xa rời lợi ích của khu vực Đông Bắc Á
Valery Kistanov không mong đợi có bất kỳ quyết định hay sáng kiến đột phá nào từ hội nghị thượng đỉnh lần này. Ông không nghi ngờ việc chương trình nghị sự rõ ràng sẽ mang tính chất chống Trung Quốc. Trước hết, khi bàn về quan hệ đồng minh, hai bên sẽ xác nhận tầm quan trọng và sẽ phát biểu ủng hộ tăng cường sức mạnh. Đây là điều truyền thống được thực hiện tại tất cả các hội nghị thượng đỉnh sau khi Hoa Kỳ và Nhật Bản ký kết hiệp ước an ninh vào năm 1951 và cập nhật hiệp ước đó vào năm 1960, chuyên gia Nga lưu ý:
“Có một trục trặc trong thời Trump, khi ông ấy cho rằng Nhật Bản nên chịu trách nhiệm nhiều hơn về an ninh của mình, trả nhiều tiền hơn cho người Mỹ vì sự hiện diện quân đội trên lãnh thổ Nhật. Nhưng điều này thật kỳ lạ trong quan hệ Nhật - Mỹ. Ý tưởng chính là củng cố quan hệ đồng minh. Tiếp theo đó sẽ khẳng định hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại và ngoại giao của cả hai nước. Trên thực tế, điều này có nghĩa là Nhật Bản nằm dưới trướng an ninh của Mỹ, và Mỹ sẽ dựa vào Tokyo để kiềm chế Trung Quốc. Tôi tin rằng người Mỹ sẽ lôi kéo Nhật Bản vào cuộc đối đầu với Nga, quốc gia cùng với Trung Quốc, đã được coi là đối thủ chính của Washington. Trong những điều kiện đó, trên thực tế, thỏa thuận Nhật-Mỹ có thể trở thành nòng cốt của khối “NATO châu Á”, nếu tiến tới việc tạo ra một liên minh chính trị - quân sự như vậy ”.
Chương trình hội nghị thượng đỉnh được truyền thông Nhật Bản đưa tin khác xa với lợi ích của Đông Bắc Á, so với những gì mang lại lợi ích cho quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, chuyên gia Qin Yang tin tưởng:
“Hội nghị cấp cao giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng ở các quốc gia này. Với tình hình quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Nhật Bản, vấn đề "Trung Quốc" chắc chắn sẽ trở thành một chủ đề quan trọng của cuộc gặp thượng đỉnh. Tuy nhiên, hội nghị Nhật - Mỹ sẽ không thực sự là một sự kiện hữu ích cho lợi ích Đông Bắc Á và mối quan hệ Trung - Nhật. Ngược lại, nó sẽ phản ánh cam kết của Nhật Bản và Hoa Kỳ đối với giao ước đồng minh và nỗ lực trong việc kiềm chế Trung Quốc ”.
Thủ tướng Nhật có thể sẽ bắt đầu thảo luận về vấn đề tên lửa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, ông loại trừ việc hai bên có thể đưa ra những tín hiệu tích cực mạnh mẽ nào đó đối với Bình Nhưỡng, theo ý kiến chuyên gia Valery Kistanov.
“Biden có thể thể hiện quan điểm của mình về vấn đề tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng, điều này sẽ tương phản với những gì Trump đã nói ra. Nhật Bản không thực sự thích những gì Trump đã làm. Nhiều khả năng sẽ có sự trở lại các áp lực chính trị, biện pháp trừng phạt, gây sức ép, đe dọa đối với Bình Nhưỡng”.
Suga - Biden: con Cáo sẽ tìm kiếm sự bảo vệ của Hổ
Nhật Bản đang thực hiện các bước khiêu khích và gây tổn hại cho Trung Quốc, chuyên gia Chen Yang nhận định. Trong số đó, ông nêu ra quyết định xả nước phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc. Yoshihida Suga muốn nhận được sự ủng hộ chính sách của mình trong quan hệ Trung - Nhật, vì vậy trước chuyến công du đến Washington, ông khiến người ta liên tưởng đến chuyện con Cáo cần đến sự bảo vệ của Hổ.
“Chính phủ Yoshihide Suga cần sự hỗ trợ của Mỹ để khiêu khích Trung Quốc. Gần đây, Nhật Bản đã có một số động thái tiêu cực đối với Trung Quốc. Đặc biệt, họ kiên quyết yêu cầu xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các nước láng giềng. Điều này gây tổn hại cho quan hệ Trung - Nhật. Chính phủ Yoshihide Suga, khiêu khích Trung Quốc, không chỉ đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề nội bộ, mà còn cố gắng nâng cao xếp hạng của mình. Bằng cách tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản rõ ràng đang hành xử như một con Cáo đang tìm kiếm sự bảo vệ của con Hổ để thêm phần tự tin trong việc phản đối Trung Quốc”.