Như đã nêu rõ trên trang web của Viện nghiên cứu khoa học địa chất toàn Nga, trong kỷ Paleogen (kỷ Cổ Cận), thuộc thời kỳ mà chuyên gia khí hậu học nói ở trên, trên Trái đất xuất hiện tổ tiên của động vật móng guốc, động vật có lông, chồn bay và thú có túi, và vào đầu thể Eocen (thể Thủy Tân) đã có nhiều đại diện của thế giới hiện đại.
Vào thời điểm này, các loài linh trưởng thuộc chủng loài cao hơn cũng đã xuất hiện. Các loài động vật trên cạn đạt tới kích thước tối đa, tê giác khổng lồ xuất hiện. Cá có xương sống chiếm lĩnh mọi vùng nước biển và nước ngọt.
"Ta đã thấy nhiệt độ đã thay đổi như thế nào trong bảy triệu năm qua... Có thể thấy rằng nhiệt độ của chúng ta đã giảm trong thời gian gần đây. Bây giờ thì sao? ... Ta đã thấy nhiệt độ toàn cầu có thể tăng lên như thế nào trong các tình huống khác nhau. Theo kịch bản "kinh doanh, như thường lệ" (lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra không giảm), như chúng ta đang tiến bước, tất cả các chỉ số đều nói rằng chúng ta đang đi theo chiều hướng ấy, khi nhiệt độ sẽ đưa hành tinh trở lại thời khoảng 35 triệu năm trước”, - ông Chernokulsky nói.
Như nhà khoa học giải thích rõ, nhiệt độ toàn cầu là một trong những chỉ số khí hậu, vì vậy không thể nói rằng tê giác khổng lồ sẽ xuất hiện trở lại trên Trái đất.
"Toàn bộ hệ thống khi đó khác bây giờ. Thảm thực vật hoàn toàn khác, vị trí của các lục địa cũng khác. Khi đó không có quá nhiều sông băng, mực nước đại dương khác bây giờ, thành phần hóa học của khí quyển cũng khác", - ông Chernokulsky cho biết.