Thu hút nguồn lực kiều bào: Làm gì để có hiệu quả?

© Ảnh : Xuân Khu-TTXVNPhó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan (thứ 3 từ phải sang) trao đổi cùng các kiều bào bên lề buổi Tọa đàm
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan (thứ 3 từ phải sang) trao đổi cùng các kiều bào bên lề buổi Tọa đàm - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2022
Đăng ký
“Cần cụ thể hóa quy định của Điều 18 Hiến pháp năm 2013. Các văn bản pháp luật hiện hành cần phải được điều chỉnh theo hướng: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch của Việt Nam thì phải có địa vị pháp lý bình đẳng với người Việt Nam ở trong nước”.
Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang rất chú trọng và quan tâm tới việc thu hút đội ngũ trí thức Việt Nam tại nước ngoài về nước làm việc, đầu tư. TP Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất Việt Nam đang kêu gọi kiều bào tiếp tục đóng góp cho sự phục hồi và phát triển của thành phố sau dịch COVID-19. Hôm 11-2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đề nghị các cơ quan đối ngoại của thành phố và các cơ quan chức năng khác phối hợp để phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài. Lãnh đạo Việt Nam cho rằng, kiều bào là nguồn lực quan trọng trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Thực tế cho thấy thì tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực kiều bào chưa cao. Các chuyên gia nói về nhiều mặt hạn chế trong công tác vận động và thu hút các nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Sputnik có bài phân tích về chủ đề này.

Việt Nam luôn quan tâm tới việc thu hút nguồn lực Việt kiều

Theo ước tính, hiện nay, có khoảng 5,3 triệu người Việt đang sinh sống xa Tổ quốc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có hơn 80% Việt kiều đang sống ở các nước phát triển. Về đời sống và thu nhập, họ gồm nhiều tầng lớp, từ dân nghèo thành thị, người lao động cho đến tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Không ít người đã là triệu phú, thậm chí có cả tỷ phú. Về thành phần cũng rất đa dạng, từ lao động phổ thông, nhân viên văn phòng đến chuyên gia, doanh nhân, trí thức, nhà khoa học.v.v…
“Mặc dù sống xa Tổ quốc nhưng nỗi nhớ quê hương của họ chính là sợi dây kết nối họ với đồng bào trong nước. Và đó cũng là cội nguồn để họ duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nơi đất khách quê người, là động lực để họ pháp huy tinh thần yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc, sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của đất nước theo khả năng thực tế của mỗi người”, - Chuyên gia kinh tế Hồng Long nói với Sputnik.
Thực ra thì không phải đến bây giờ, Chính phủ Việt Nam mới chú trọng tới các chính sách thu hút nguồn lực, trọng dụng nhân tài đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc chấn hưng dân tộc, phát triển đất nước. Năm 1946, trong chuyến thăm Cộng hòa Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và làm việc với hàng loạt các nhà khoa học và trí thức Việt Nam đang sinh sống tại Pháp. Không ít nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức người Việt cảm phục tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận thức được vai trò, trách nhiệm công dân nước Việt của mình nên đã tình nguyện từ bỏ Paris xa hoa, tráng lệ để về nước, góp công sức cùng Chính phủ và Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp và Mỹ thành công, xây dựng đất nước.
Khách du lịch đeo khẩu trang đi ngang qua một bãi biển đóng cửa giữa lúc dịch coronavirus bùng phát tại thành phố nghỉ mát Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2022
Chủ tịch Eurocham kiến nghị mở cửa du lịch nhằm thu hút đầu tư
Có thể kể ra đây nhiều tấm gương tiêu biểu như: Giáo sư, kỹ sư vũ khí Trần Đại Nghĩa (tên thật là Phạm Quang Lễ); Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước - người đặt nền móng cho chuyên ngành Tai-Mũi-Họng Việt Nam; Kỹ sư, chuyên gia hàng đầu của ngành công nghiệp luyện kim Võ Quý Huân; nhà khoa học, kỹ sư cơ khí Võ Đình Quỳnh… Ít lâu sau, bằng các con đường khác nhau, nhiều trí thức Việt Nam tại Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản… cũng trở về để đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng và bảo vệ đất nước như Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện; Giáo sư, Tiến sĩ sử học Phạm Huy Thông; Giáo sư, triết gia Trần Đức Thảo (từ Pháp); Giáo sư toán học Lê Văn Thiêm (từ Thụy Sĩ), Giáo sư Ký sinh trùng học Đặng Văn Ngữ (từ Nhật Bản); Giáo sư Nông học Lương Đình Của (từ Nhật Bản) .v.v…
“Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu với kiều bào Việt Nam tại Pháp: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”. Đến nay, đường lối chủ trương đó không chỉ đến với kiều bào Việt Nam tại Châu Âu mà còn đến với người Việt sinh sống xa Tổ quốc ở khắp năm châu và vẫn không hề thay đổi”, - Chuyên gia Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
Trong những năm Kháng chiến chống Mỹ, hàng vạn kiều bào Việt Nam ở Thái Lan, ở Tân Caledonia và những nơi khác đã về nước, đóng góp công sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh thống nhất Việt Nam. Không ít người trong số đó đã trở thành Anh hùng lao động hoặc được Nhà nước Việt Nam trao tặng những phần thưởng xứng đáng để ghi nhận những công lao đóng góp của họ cho Tổ quốc.
Ngày nay, những tấm gương như thế cũng rất nhiều. Nhiều doanh nhân thành đạt tại Việt Nam hiện nay đã từng sinh sống và kinh doanh ở nước ngoài.
Khu Công nghiệp
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Đồng Nai tiếp tục tập trung thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn
Còn những người Việt ở nước ngoài tuy không có điều kiện về nước làm ăn nhưng vẫn gửi về một lượng kiều hối khá lớn.
“Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2019, lượng kiều hối về nước đạt kỷ lục 17,6 tỷ USD. Năm 2021 là năm đại dịch COVID-19 hoành hành dữ dội nhất nhưng lượng kiều hối về nước vẫn đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2020. Riêng số tiền chuyển về để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là 4,8 tỷ USD. Hiện có hơn 3.500 Việt Kiều đã lập các công ty đầu tư trực tiếp về Việt Nam. Đây là nguồn lực tài chính quan trọng đã góp phần gia tăng nguồn ngoại tệ trong nước và giúp tỷ giá đô la Mỹ với đồng Việt Nam duy trì ổn định trong nhiều năm qua”, - Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.
Những con số nói trên chứng tỏ chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với người Việt ở nước ngoài ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn. Công tác bảo hộ công dân có nhiều tiến bộ lớn, góp phần giải quyết tốt những mâu thuẫn, va chạm cũng như bảo hộ công dân trong các vụ án, các vụ bạo lực. Đặc biệt, trong hơn 2 năm xảy ra đại dịch COVID-19, Nhà nước Việt Nam đã tổ chức hàng trăm chuyến bay, giải cứu hàng vạn người Việt đang mắc kẹt ở nước ngoài được hồi hương an toàn, những người mắc bệnh được điều trị, chăm sóc chu đáo miễn phí ở trong nước.

Vì sao chính sách thu hút nguồn lực kiều bào còn hạn chế và chưa hiệu quả?

Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chính sách thu hút nguồn lực từ kiều bào ở nước ngoài về nước đầu tư, kinh doanh, sản xuất vẫn còn những vướng mắc, tồn tại, hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân do đâu?
“Theo tôi, có những mặt hạn chế trong công tác vận động và thu hút các nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trước hết, đó là môi trường pháp lý chưa nhất quán, môi trường kinh doanh và cạnh tranh chưa lành mạnh. Tiếp theo là hạ tầng cơ sở, liên lạc và môi trường sống chưa phù hợp, hệ thống doanh nghiệp và dịch vụ phụ trợ yếu, sáng tạo bị hạn chế và cuối cùng là tham nhũng”, - Chuyên gia kinh tế - tài chính Hoài Linh nêu quan điểm với Sputnik.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngài Robert Ben Lobban Wallace, Bộ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Biển Đông
Việt Nam như thỏi nam châm thu hút phương Tây
“Còn theo đánh giá của tôi thì trước hết là sự thiếu ăn khớp giữa chính sách của Việt Nam với chính sách của nước sở tại, nơi bà con cư trú. Thứ hai là các thủ tục trong việc đầu tư của kiều bào ở nước ngoài về trong nước còn một số bất hợp lý, khiến việc thành lập các doanh nghiệp khó khăn hơn so với đầu tư trong nước. Thứ ba là tuy vị trí, vai trò của Việt kiều đã được ghi trong Hiến pháp 2013 nhưng việc cụ thể hóa thành luật vẫn còn chậm và thiếu cụ thể, khiến cho việc áp dụng các chính sách thiếu thống nhất, đơn cử như việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước cho các doanh nghiệp để phục hồi sản xuất. Thứ tư là vẫn còn chuyện “con sâu bỏ rầu nồi canh” như vụ án nhận hối lộ vừa xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, gây bức xúc lớn cho dư luận trong và ngoài nước”, - Chuyên gia kinh tế Hồng Long phát biểu với Sputnik.

Cần thay đổi các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam

Chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp gì để có thể thu hút được nhiều nguồn lực của người Việt từ nước ngoài về nước để trợ giúp cho phục hồi kinh tế sau Đại dịch Covid-19 và phát triển tiếp theo?
Chính quyền Việt Nam luôn khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
“Theo tôi, những giải pháp Chính phủ Việt Nam cần có để thu hút nguồn lực của người Việt từ nước ngoài về nước để trợ giúp cho phục hồi kinh tế sau Covidlà: Áp dụng thông lệ quốc tế trong pháp lý nhiều hơn. Thay đổi cách làm luật tránh chồng chéo, đá nhau. Một điều đặc biệt quan trọng là không hình sự hoá quan hệ kinh tế, đẩy mạnh tự do kinh doanh: Doanh nghiệp và người dân được quyền làm tất cả những gì luật không cấm. Những vấn đề như đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng giao thông, liên lạc, đô thị; cải thiện môi trường sống cũng cần được chú trọng”, - Chuyên gia kinh tế-tài chính Hoài Linh nói với Sputnik.
Ngoài những giải pháp được nêu ở trên thì một vấn đề được xem là quan trọng vào bậc nhất liên quan tới quy định của Hiến pháp đối với địa vị của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước, tức là địa vị pháp lý của các họ khi tham gia vào quan hệ dân sự tại Việt Nam.
Tình huống giả định: Công nhân A đang làm việc thì nhận được thông báo qua điện thoại của cơ sở y tế đã tiếp xúc gần với một người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS -CoV-2, tổ trưởng phụ trách thông báo đến tổ phòng chống COVID -19 để đưa công nhân này đi cách ly.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất thế giới
Ngay từ sau khi sửa đổi Điều 75 của Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều sửa đổi cụ thể hoặc ban hành các quy định mới nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp đối với địa vị của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đặc biệt là những văn bản pháp luật trực tiếp quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự tại Việt Nam như Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Quốc tịch năm 2008… đều đề cập đến địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tư cách là một bộ phận chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
“Sở dĩ các văn bản pháp luật đều tập trung giải quyết vấn đề địa vị pháp lý vì đây là vấn đề cơ bản quyết định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được làm gì và không được làm gì ở Việt Nam”, - Chuyên gia Hồng Long nói với Sputnik.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Luật Quốc tịch cũng quy định rất rõ:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” (Khoản 3, Điều 3) và “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” (Khoản 4 Điều 3).
Với 2 quy định này, một quan hệ dân sự có sự tham gia của “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được xem là quan hệ có yếu tố nước ngoài do có chủ thể “nước ngoài” tham gia. Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi tham gia vào quan hệ dân sự tại Việt Nam có địa vị pháp lý của người nước ngoài chứ không phải chủ thể Việt Nam. Quy định này cũng được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2005, tại Điều 758.
Đây chính là chỗ vướng mắc bởi người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam khác với người gốc Việt không có quốc tịch Việt Nam mà chỉ có quốc tịch nước ngoài. Đây là hai đối tượng khác nhau. Pháp luật các nước trên thế giới thường cho rằng, người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước sở tại mà không quan tâm đến việc họ định cư ở đâu.
“Có thể thấy rằng, theo quy định của pháp luật hiện hành, những người Việt định cư ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam lại bị xem là người nước ngoài tại Việt Nam như những người Việt đã không còn quốc tịch Việt Nam. Đó là điều bất cập lớn nhất làm phát sinh tâm lý bị phân biệt đối xử đối với một bộ phận người Việt Nam định cư tại nước ngoài”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Do đó, việc thay đổi các quy định của pháp luật, một mặt thể hiện tư duy của Nhà nước Việt Nam đã có sự thay đổi cơ bản, mặt khác cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột về dân tộc do lịch sử để lại. Chính vì vậy, việc quy định như các văn bản pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài là vấn đề cần phải xem xét một cách nghiêm túc và phải bắt đầu từ những quy định của Hiến pháp với tư cách là đạo luật gốc của hệ thống pháp luật.
Сông việc văn phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2019
Thương mại điện tử là chủ đề Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu 2019
“Cần cụ thể hóa quy định của Điều 18 Hiến pháp năm 2013. Các văn bản pháp luật hiện hành cần phải được điều chỉnh theo hướng: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch của Việt Nam thì phải có địa vị pháp lý bình đẳng với người Việt Nam ở trong nước. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc điều chỉnh quy định của các văn bản pháp luật có liên quan theo hướng công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào quan hệ dân sự tại Việt Nam thì đó là quan hệ không có yếu tố nước ngoài”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
Hy vọng sắp tới, Nhà nước Việt Nam sẽ có những sự điều chỉnh về luật pháp bằng chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của Hiến pháp Việt Nam một cách hợp lý, hợp tình, tạo điều kiện cho bà con Việt kiều tiếp tục hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, bởi họ là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển Việt Nam, trước mắt là cho công cuộc khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала