Các chính trị gia phương Tây cạnh tranh trong thái độ không thích Trung Quốc

© AFP 2023 / Fabrice CoffriniCao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet tại Geneva
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet tại Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2022
Đăng ký
Mỹ và Anh cạnh tranh trong việc bôi nhọ Trung Quốc để lấy ''cổ tức'' chính trị trong nước. Phương Tây đang cố gắng sử dụng các thể chế của Liên Hợp Quốc để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn bình luận như vậy về phản ứng của phương Tây trước báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc về Tân Cương.
Mỹ, Anh và EU hoan nghênh báo cáo, trong khi Trung Quốc gọi văn bản là hoàn toàn bất hợp pháp và không hợp lệ, bao gồm thông tin sai lệch. Trong khi đó, phản ứng của phương Tây đồng lòng và gần như đồng thời. Có vẻ như phương Tây đã dàn xếp trước phản ứng của mình vì trước đó họ có thể tự tài trợ cho việc chuẩn bị báo cáo. Bộ Ngoại giao Trung Quốc trực tiếp chỉ ra rằng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã bịa đặt báo cáo này dựa trên các kế hoạch chính trị của một số lực lượng chống Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản rằng báo cáo đã đi sâu và xác nhận mối quan ngại của Hoa Kỳ về tội ác diệt chủng đang diễn ra và tội ác chống lại loài người do chính quyền Trung Quốc thực hiện chống lại người Uyghurs. Ngoại trưởng Anh Liz Truss đánh giá báo cáo này là "bằng chứng mới về những nỗ lực khủng khiếp của Trung Quốc nhằm bịt ​​miệng và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương".
Đài Bắc, Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2022
Trung Quốc phản đối chuyến thăm mới của các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ tới Đài Loan

Cạnh tranh trong thái độ không thích Trung Quốc

Giới chính trị gia phương Tây đang cạnh tranh vì bất kỳ lý do gì để không ưa Trung Quốc, Phó Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc VHLKH Nga Alexandr Lomanov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, khi bình luận về những tuyên bố này:

“Sử dụng tình hình ở Tân Cương và Tây Tạng để gây áp lực chính trị lên Trung Quốc không phải là một câu chuyện mới. Điều khó chịu và mới mẻ ở đây là những tuyên bố từ các nguồn khác nhau được đưa ra gần như đồng thời cùng một lúc. Sẽ sớm có bầu cử giữa kỳ ở Mỹ và thủ tướng mới sẽ được bổ nhiệm ở Anh. Tất cả các chính trị gia ở đó cần thể hiện sự không thích Trung Quốc, khả năng cáo buộc Trung Quốc là kẻ thù, kẻ thù chính. Tất cả họ đều thi nhau hứa sẽ chống lại Trung Quốc. Thật đáng tiếc, điều này lại theo tinh thần của thời kỳ hiện đại. Chính sách tương tự cũng được thực hiện trong quan hệ với Nga. Đồng thời, lập trường của đối phương hoặc bị che khuất hoặc bị bóp méo, như đã được thực hiện với sự trợ giúp của báo cáo”, - Alexandr Lomanov lưu ý.

Sử dụng chủ đề nhân quyền để gây áp lực với Trung Quốc là một trong những chiến thuật lâu đời nhất giữa Trung Quốc và phương Tây. Nó đã được sử dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước, và lập trường của phương Tây không hề thay đổi trong thời gian này.
“Khi một liên minh được thành lập để sử dụng đòn bẩy này nhằm gây áp lực với Trung Quốc, điều đáng chú ý không phải là những gì phương Tây đang làm, bởi vì phương Tây đang làm điều tương tự, mà là cách Trung Quốc thay đổi thái độ đối với vấn đề nhân quyền. Thậm chí trước cuối những năm 1980, Trung Quốc cho rằng đây là mưu đồ của các nhà nước tư sản và là một loại công cụ để vi phạm chủ quyền của các quốc gia khác. Từ những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu tham gia tích cực vào các hoạt động của cơ cấu nhân quyền LHQ, và đã ký gần như tất cả các văn kiện quốc tế chính trong lĩnh vực này do LHQ thông qua. Bắc Kinh luôn coi trọng việc tham gia hợp tác quốc tế để bảo vệ nhân quyền, mở rộng ảnh hưởng của mình tại LHQ, bao gồm cả việc đại diện cho quan điểm của các nước đang phát triển ở đó”, - Alexandr Lomanov nói.
Brussels thường chậm chạp và quan liêu lần này bỗng dưng nhanh chóng hỗ trợ việc công bố báo cáo của Liên Hợp Quốc. Trong một tuyên bố bằng văn bản, nhà ngoại giao Liên minh châu Âu Josep Borrell lưu ý: "EU hoan nghênh việc công bố báo cáo và tham gia cùng LHQ trong các lời kêu gọi giám sát chặt chẽ, thông báo và đánh giá tình hình nhân quyền ở Trung Quốc".
Hoa Xuân Oánh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2022
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chạm vào vết thương lớn nhất của Hoa Kỳ
EU rõ ràng đã gấp rút phản ứng với báo cáo của Liên Hợp Quốc để có lợi cho các nghĩa vụ đồng minh của mình đối với Mỹ. Đồng thời, dường như Brussels đã quyết định không nhớ rằng chính quan điểm của EU về vấn đề Tân Cương vào năm ngoái đã đưa một nhóm quan chức châu Âu chịu lệnh trừng phạt của Trung Quốc, và cũng đóng băng các thủ tục tạo điều kiện cho việc thông qua thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc. Rõ ràng, lần này, các quan chức cấp cao ở Brussels cũng đã dẫn dắt châu Âu đến đỉnh điểm đối đầu mới với Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала