Không thể coi việc bác sĩ chuyển từ bệnh viện công sang tư là 'chảy máu chất xám'

© Bùi Doãn TấnUBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
UBTV Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu quan điểm không nên bỏ khái niệm xã hội hóa y tế vì việc nhân viên y tế chuyển từ công sang tư là do cơ chế chính sách và bệnh viện công sử dụng không tốt nên chuyển sang tư nhưng vẫn đóng góp cho đất nước, chứ "có chạy sang Tây đâu mà sợ".
Sáng 21/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp chuyên đề, cho ý kiến về luật Khám chữa bệnh sửa đổi. Một trong những vấn đề nhận được quan tâm là xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhà nước.
Về xã hội hóa và thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, cho biết Chính phủ dự kiến chỉnh lý theo hướng quy định nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Khuyến khích thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, quy định nguyên tắc trong việc thu hút đầu tư tư nhân và quy định các hình thức thu hút nguồn lực xã hội.
Dự thảo luật cũng quy định nguyên tắc trong việc thu hút đầu tư tư nhân và các hình thức thu hút nguồn lực xã hội.
Tuy nhiên, thường trực ủy ban thấy quy định trên còn chưa hợp lý nên cần quy định theo hướng: phân loại các hoạt động, điều kiện để thực hiện xã hội hóa hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 17 BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Bộ Y tế muốn Chính phủ tăng "kịch khung" chế độ phụ cấp ngành y
Ủy ban này đề xuất, cần quy định theo hướng phân loại các hoạt động, điều kiện để thực hiện xã hội hóa hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Bên cạnh đó, cụ thể hơn phương thức và nguyên tắc thực hiện huy động nguồn lực xã hội cũng như các hình thức đặt hoặc mượn thiết bị y tế, về tỷ lệ lợi nhuận giữa nhà đầu tư với bệnh viện và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
Nêu ý kiến sau đó, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay nghị quyết 20 của trung ương đã nói về xã hội hóa, do đó không nên nói trái với nghị quyết và có thể suy nghĩ "để thiết kế nội hàm xã hội hóa nó khác đi chứ không thể bỏ xã hội hóa".
"Không nên nói trái nghị quyết T.Ư. Ta có thể suy nghĩ để thiết kế nội hàm xã hội hóa nó khác đi chứ không thể bỏ xã hội hóa. Nghị quyết T.Ư nói đi nói lại mãi bây giờ lại bảo không có xã hội hóa thì không được", ông Định nói và dẫn chứng, khối y tế tư nhân đang làm rất hiệu quả, "chứ có phải không đâu" và đội ngũ y tế cả công và tư đều đóng góp cho xã hội.
Liên quan tới vấn đề đội ngũ cán bộ y tế chạy từ công sang tư, ông Định cho rằng, nói đây là "chảy máu chất xám" thì không đúng.
"Đấy là do cơ chế chính sách, công sử dụng không tốt thì anh em chạy sang tư, vẫn đóng góp cho đất nước này, nhân dân vẫn được hưởng, có chạy sang tây đâu mà sợ. Vì thế mình phải sửa chính sách trong khu vực công đi để giữ các cán bộ. Ngay cả đơn vị hành chính nhà nước khác cũng thế", ông Định nhấn mạnh.
Nhân viên y tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2022
Đã xác định được lí do khiến gần 10.000 nhân viên y tế thôi việc
Giải trình về nội dung này, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay xã hội hóa, tài chính y tế là những nội dung mới nhận được nhiều sự quan tâm.
Theo bà Lan, nội dung này chưa quy định trong các luật khác nên nếu đưa được vào luật sẽ cố gắng để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn mà ngành y tế đang gặp phải.
Lãnh đạo Bộ Y tế chỉ rõ việc thực hiện xã hội hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và bộ xin tiếp thu các ý kiến để xác định nội hàm xã hội hóa ở đây như thế nào cũng như giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала