- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Donbass, Kherson và Zaporozhye đang trên đường trở về Tổ quốc

© Sputnik / Konstantin Mikhalchevsky  / Chuyển đến kho ảnhCông dân Ukraina ở các thành phố Nga bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga.
Công dân Ukraina ở các thành phố Nga bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2022
Đăng ký
Tháng 8/2021, Tổng thống Ukraina Zelensky trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã tuyên bố hùng hồn rằng, những người dân sống ở vùng phía Đông Ukraina, ai coi mình là người Nga thì hãy cút về Nga. Trưng cầu dân ý cho thấy, những người dân vùng Donbass, Kherson và Zaporozhye đang thực hiện việc “cút” về Nga. Họ muốn được bảo vệ.
Cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Nga bắt đầu vào hôm thứ Sáu tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, cũng như ở các vùng Kherson và Zaporozhye. Việc bỏ phiếu sẽ tiếp tục trong năm ngày, cho đến ngày 27/9/2022.
Sáng kiến đề nghị chính quyền các khu vực nói trên ​​tổ chức ngay lập tức các cuộc trưng cầu dân ý thuộc về người dân. Theo đại diện của 2 nước cộng hòa và 2 khu vực, việc gia nhập Liên bang Nga sẽ bảo đảm an ninh cho các lãnh thổ của họ và khôi phục công bằng lịch sử. Hơn nữa, quyết định này là vô cùng cần thiết trong bối cảnh chính quyền Ukraina và các nước thành viên NATO - những nước cung cấp vũ khí sát hại dân thường liên tục có những hành động khủng bố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư cho biết Nga sẽ ủng hộ quyết định do người dân các vùng Donbass, Zaporozhye và Kherson đưa ra.
Trong bài phân tích dưới đây Sputnik tham khảo ý kiến của các chuyên gia Việt Nam.

Khía cạnh chiến lược của việc trưng cầu dân ý

Trước hết, chúng ta hãy bàn đến một vùng lãnh thổ được gọi là “Novorusia” (Nước Nga mới). Đây là danh từ khá lạ lẫm đối với phương Tây nhưng lại rất quen thuộc với những cư dân Nga ở các tỉnh miền Đông và Nam Ukraina.
Tháng 5/2014, khi những biến cố tại Ukraina bùng nổ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu: “Đó là nước Nga mới. Kharkov, Lugansk, Donetsk, Odessa không phải là một phần của Ukraina từ trước mà được chuyển giao vào những năm 1920. Vì sao? Có Chúa mới biết. Nhưng những người ở đây, chúng ta cần khuyến khích họ tìm một giải pháp”.
Tại sao vậy ?

“Đơn giản rằng, đây là vùng lãnh thổ vốn thuộc Đế quốc Nga từ trước khi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết được thành lập ngày 30-12-1922. Cho dù 100 năm hay nhiều trăm năm đã trôi qua nhưng người Nga vẫn coi đây là vùng đất mà cha ông họ đã sinh sống. Và nó không bao giờ thuộc quyền cai trị của thiểu số những người Ukraina có gốc gác từ các bộ tộc ít người ở vùng phía Đông dãy Karpat”, - Nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long phát biểu trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng nhấn mạnh rằng, phát biểu cách đây 8 năm của tổng thống Nga hoàn toàn có căn cứ lịch sử. Vùng đất được gọi là “nước Nga mới” ấy đã được chính quyền Xô Viết tách khỏi lãnh thổ Cộng hòa XHCN Xô Viết Liên bang Nga và trao nó cho Ukraina trong sự kiện thành lập Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết cuối tháng 12/1922. Và cùng với vùng đất “Novorusia” ấy, 32 năm sau, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushov đã sáp nhập bán đảo Crimea vào nước Cộng hòa XHCN Xô viết Ukraina bằng một quyết định vi hiến.

“Nên nhớ rằng Ucraina chưa bao giờ là một quốc gia độc lập, tự chủ một cách đầy đủ trước năm 1991. Hơn nữa, quốc gia này chỉ hình thành khi nó được thừa nhận là một thực thể của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô), và chính Liên Xô mới là quốc gia độc lập, có chủ quyền, trong đó có Ukraina với tư cách là một trong các chủ thể của Liên bang Xô Viết. Vì vậy, việc lãnh đạo các thực thể chính trị ở Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson trưng cầu dân ý để trở thành các chủ thể của Liên bang Nga là có căn cứ lịch sử và pháp lý”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh với Sputnik.

“Tháng 8/2021, Tổng thống Ukraina Zelensky trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã tuyên bố hùng hồn rằng, những người dân sống ở vùng phía Đông Ukraina không phải là người mà là sinh vật, ai coi mình là người Nga thì hãy cút về Nga. Thực tế cho thấy, những người dân vùng Donbass, Kherson và Zaporozhye đang thực hiện điều ông ta muốn và yêu cầu. Họ muốn được bảo vệ”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Về mặt quân sự

Trên mặt trận quân sự thì việc các vùng lãnh thổ Lugansk, Donetsk, ZaporozhyeKherson trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Liên bang Nga có ý nghĩa rất quan trọng. Một khi cư dân các vùng lãnh thổ này đạt được đa số phiếu gia nhập Liên bang Nga được Duma quốc gia Nga cũng như Hội đồng Liên bang Nga và Tổng thống Nga chấp thuận thì mọi sự xâm phạm vào lãnh thổ của các vùng này đều bị coi là sự xâm phạm vào lãnh thổ Liên bang Nga. Do đó, Liên bang Nga có quyền đáp trả để vô hiệu hóa những sự xâm phạm đó và còn thậm chí là bao gồm cả những nguy cơ xâm phạm.

“Trong trường hợp trưng cầu dân ý ở các vùng nói trên thành công và Duma quốc gia Nga, Hội đồng Liên bang Nga, Tổng thống Nga phê chuẩn thì các lãnh thổ này sẽ là của Liên bang Nga. Và khi đó, quân đội Ukraina dưới sự hậu thuẫn của NATO có những hành động xâm phạm những lãnh thổ này thì những hành động đó sẽ được xem là xâm lược. Và khi đó, sẽ không còn cái tên Chiến dịch quân sự đặc biệt nữa, mà là chiến tranh vệ quốc. Quy mô cuộc chiến và chiến thuật quân sự sẽ khác”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.

Thực tế cho thấy Nga đã thành công trong chiến lược “đánh chắc tiến chắc” và “làm chủ về quân sự đến đâu thì củng cố về chính trị và pháp lý đến đó” chứ không ham đánh nhanh thắng nhanh chỉ về quân sự. Bên cạnh đó, cư dân ở những vùng mà quân đội Nga và dân quân LNR, DNR giải phóng rất cần có địa vị pháp lý cho thân phận của họ để được hưởng các chính sách cứu trợ nhân đạo, bảo đảm an sinh xã hội. Không ai khác, chỉ có Nga mới đảm bảo được điều này trong khi phương Tây ngoảnh mặt làm ngơ, còn Kiev thì hoàn toàn vô trách nhiệm với công dân của họ.

Thế giới thay đổi và 3 kịch bản có thể cho Ukraina

Bản đồ địa lý sẽ thay đổi như thế nào sau trưng cầu dân ý ở các vùng nói trên? Phản ứng của phương Tây sẽ như thế nào? Thế giới sẽ như thế nào?

“Nhưng chúng ta đã biết, bản đồ địa lý của Ukraina đã thay đổi từ năm 2014 với việc Crimea trở về Tổ quốc Nga. Và bản đồ ấy còn tiếp tục thay đổi khi những vùng đất, những người con của Tổ quốc Nga ở Ukraina đã trên hành trình “Trở về Tổ quốc”. Đó là một điều chắc chắn. Bởi một quy luật lịch sử đã được khẳng định khi những người phương Tây nêu ta quy tắc: “Cái gì của César thì phải trả lại cho César”. Và trong trường hợp Ucraina thì điều rõ ràng nhất chính là “Cái gì của dân tộc Nga thì phải trả lại cho dân tộc Nga”, - . Nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế Nguyễn Hồng Long nêu quan điểm của mình trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Khi tiến hành chính sách thực dân xâm lược toàn thế giới, phương Tây tự cho mình có sứ mệnh được gọi là “khai hóa văn minh” cho các thuộc địa. Nhưng thực chất, đó là sự bóc lột tài nguyên và sức lao động của cư dân các nước thuộc địa dưới sự đe dọa của súng đạn và lưỡi lê. Ngày nay, chủ nghĩa thực dân đã chuyển sang phương thức mới, đó là dùng đồng Dollar, dùng biện pháp đầu tư như một thứ vũ khí hòa bình nhưng rốt cuộc, về bản chất, vẫn là sự bóc lột tài nguyên và sức lao động ở các quốc gia đang phát triển và nghèo đói.
Bỏ phiếu trong các cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Nga trong các vùng lãnh thổ được giải phóng - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Vùng Kherson chỉ trích các tuyên bố của phương Tây về cuộc trưng cầu dân ý
Chỉ có điều khác là nó không tạo ra sự đổ máu, không tạo ra xung đột xã hội, không tạo ra sự áp bức trực tiếp nhưng về bản chất, sự bóc lột ấy không hề thay đổi.

“Mỹ và phương Tây sẽ còn có những phản ứng quyết liệt hơn nữa đối với Liên bang Nga. Tuy nhiên, những sự phản ứng đó đang đánh dấu một bước chuyển biến mới của bàn cờ chính trị thế giới. Đó là thời điểm khởi đầu của chủ nghĩa tư bản mạt kỳ sau khi nó đã “lập đỉnh” bằng một mô hình thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Riêng đối với Ukraina thì có thể có một trong ba kịch bản sẽ diễn ra.
Một là Ukraina chịu “đổi đất lấy hòa bình” để có thể bảo toàn được phần lãnh thổ còn lại và chấp nhận chung sống hòa bình với Nga; đồng thời hạn chế sự can thiệp vào nội bộ của nước này từ phía Mỹ và phương Tây.
Hai là Ukraina sẽ bị chia nhỏ thành các quốc gia theo các xu hướng chính trị khác nhau mà chốt điểm sẽ là chia cắt Tả ngạn và Hữu ngạn sông Dniepr. Với kịch bản này thì một mô hình Triều Tiên sẽ hình thành ở Ukraina.
Ba là Ukraina tiếp tục làm “lính đánh thuê” cho Mỹ và phương tây, kéo dài một cuộc chiến không có khả năng thắng lợi rồi đi đến một thất bại toàn diện.

Nước Nga sẽ giải phóng Ukraina như Việt Nam đã giải phóng miền nam Việt Nam, thống nhất đất nước. Và khi đó thì với bộ ba Nga, Belarus và Ukraina, một “nước Nga mới” đích thực” sẽ hình thành, bất chấp việc Mỹ và phương Tây có đổ bao nhiêu vũ khí, tiền của và cho chính quyền Kiev. Nga sẽ làm cho Mỹ và phương Tây kiệt quệ về kinh tế, trước hết là EU, về hai vấn đề năng lượng và lương thực. Như tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói thì đầu gối phải bò”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận về kịch bản thứ ba.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала