Chiến thắng của Việt Nam hay Trung Quốc ‘bị thất sủng’?

© Ảnh : TTXVN - Đồng Thị ThúyBắc Giang: Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2022 dẫn đầu cả nước
Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2022 dẫn đầu cả nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Đăng ký
Việt Nam ngày càng chứng tỏ vị thế đang lên của một trung tâm sản xuất công nghệ điện tử mới trên thế giới khi dần thay thế Trung Quốc ở nhiều giai đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thậm chí, xuất hiện quan điểm phổ biến rằng “chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã kết thúc và Việt Nam là người chiến thắng”. Tuy nhiên thực tế, thành công của Việt Nam là nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là trong xây dựng chính sách khôn ngoan thu hút FDI tận dụng các lợi thế đặc biệt của đất nước.
Làn sóng doanh nghiệp nước ngoài rời bỏ Trung Quốc - dấu hiệu mà phương Tây cho rằng Trung Quốc bị ‘thất sủng’ – cho thấy xu hướng ‘tránh bỏ hết trứng vào một giỏ’ của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Cũng theo các chuyên gia, sẽ rất khó để bất kỳ quốc gia nào khác thay thế được Trung Quốc ngay trong ngắn hạn và để Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao của thế giới, Hà Nội còn rất nhiều việc phải làm.

Việt Nam là bên chiến thắng không đồng nghĩa việc Trung Quốc ‘bị thất sủng’

Việt Nam vẫn là quốc gia được hưởng lợi từ chính sách Zero Covid của chính quyền Bắc Kinh cũng như căng thẳng địa chính trị không hồi kết giữa Mỹ vàTrung Quốc, nhất là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, cung ứng linh kiện.
Nhất quyết chống Covid-19 bằng mọi giá, Bắc Kinh hiện tiếp tục duy trì áp dụng chính sách “Zero-Covid”, không ngần ngại phong toả nhiều thủ phủ xuất khẩu, khiến nhiều hoạt động kinh tế bị ngưng trệ trong năm 2021. Dù vậy, bộ máy của Chủ tịch Tập Cận Bình từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng thay đổi để 2/3 dân số được tiêm chủng vào tháng 12 năm 2021.
Tin tức lan truyền rầm rộ trước đó về việc Apple sẽ chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam vào tháng 6 năm 2022. Xiaomi ‘hãng điện thoại con nhà nòi’ của Trung Quốc cũng chuyển việc sản xuất một số thiết bị của mình sang Việt Nam vào tháng 6 năm 2021 nhờ khoản đầu tư của DBG Technology, một công ty con của Hong Kong’s DBG Electronics Investment Limited.
May bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Độc nhất vô nhị: Ở Trung Quốc nêu 10 lý do nên đầu tư vào Việt Nam ‘ngay bây giờ’
Samsung, nhà đầu tư FDI lớn hàng đầu tại Việt Nam, tiếp tục thúc đẩy nhiều hơn tham vọng mà những gì mà dự án nhà máy sản xuất trị giá 670 triệu USD ở tỉnh Bắc Ninh hồi năm 2014 đề ra. Ông lớn Hàn Quốc này liên tục khẳng định Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược toàn cầu của hãng và đã tăng đầu tư lên 17,3 tỷ USD trên cả nước trong vòng hơn 1 thập kỷ qua.
Trong khi đó, Intel đã mở một cơ sở lắp ráp và thử nghiệm chất bán dẫn trị giá 1 tỷ đô la tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006. Tập đoàn này cũng đầu tư thêm vào năm 2019 và 2020, nâng tổng mức đầu tư lên 1,5 tỷ USD.

“Tất cả những yếu tốt rên đã tạo ra một đánh giá phổ biến rằng “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã kết thúc và Việt Nam là người chiến thắng”, - Asia Times nhấn mạnh.

Tuy vậy, rất khó để khẳng định, chiến thắng của Việt Nam đồng nghĩa với việc ‘Trung Quốc đang bị thất sủng, bị loại bỏ’ trong các quyết định đầu tư của nhiều tập đoàn đa quốc gia như báo chí phương Tây đánh giá.
Làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc cho thấy sự chủ động đa dạng thị trường gia công, tránh bỏ hết trứng vào một giỏ và càng không nên phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào riêng biệt trong bối cảnh hiện nay. Sẽ rất khó để thay thế vị thế của Trung Quốc trong ngắn hạn, theo các chuyên gia.

Việt Nam giành được chuỗi cung ứng điện tử của Trung Quốc ra sao?

Từ năm 2010 đến năm 2020, xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện từ Việt Nam tăng trưởng trung bình hàng năm 28,6%, với mức tăng trưởng hai con số ngay cả trong những năm trước khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và Covid-19 bùng phát.
Đây chủ yếu là kết quả của những cải cách trong nước vào giữa những năm 2000, cụ thể là Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2000.
Các quy định này, được thực hiện đầy đủ vào năm 2015, cho phép các công ty nước ngoài mua lại phần lớn cổ phần tại các doanh nghiệp trong nước. Điều đó cho phép Việt Nam tham gia vào ngành thương mại linh kiện và phụ tùng toàn cầu bởi các công ty nước ngoài trong các mạng lưới sản xuất này không còn quan tâm đến việc liên doanh với các công ty trong nước.
Họ cũng muốn trở thành chủ sở hữu để kiểm soát chất lượng và đảm bảo giao hàng kịp thời.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
10 tỷ USD là số tiền Việt Nam chi mỗi tháng để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Chi phí kinh doanh tại các thành phố của Việt Nam đã được hạ thấp đáng kể vào giữa những năm 2000, khiến Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

“FDI tăng trưởng nhanh chóng và thu được siêu lợi nhuận bởi cái gọi là chiến lược “Trung Quốc +1” mà các công ty đa quốc gia theo đuổi, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử”, - Asia Times lưu ý.

Là nước xuất khẩu hàng điện tử, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 47 năm 2001 lên vị trí thứ 10 năm 2020 với giá trị xuất khẩu bằng 1,8% tổng giá trị xuất khẩu hàng điện tử toàn cầu.
“Câu hỏi đặt ra là liệu sự tăng trưởng nhanh chóng này có bền vững trong điều kiện lợi thế của Việt Nam và liệu Việt Nam có thể giành được vị thế là một trung tâm sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực điện tử hay không”, - ấn phẩm đặt vấn đề.
Cần tỉnh táo nhìn nhận rằng, chi phí nhân công thấp hơn là một lợi thế rõ ràng của Việt Nam. Chi phí lao động sản xuất theo giờ ở Trung Quốc và Việt Nam tăng từ năm 2016 đến năm 2020, nhưng ở Việt Nam tăng chậm hơn.
Năm 2020, chi phí lao động sản xuất của Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với Trung Quốc.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2022
Việt Nam có thể ‘lật đổ’ Trung Quốc khi giới đầu tư nước ngoài mệt mỏi vì Zero Covid?
Giá điện thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh thấp hơn so với Thượng Hải, trong khi thời gian để có được kết nối điện nhanh hơn một ngày đối với các công ty và hộ gia đình.
Các cải cách hành chính khác bao gồm nâng cao hiệu quả khai thuế và giảm thuế suất tổng thể 2%. Loại thuế quan trọng duy nhất đối với các tập đoàn công nghệ cao lớn của nước ngoài là Thuế thu nhập doanh nghiệp, thấp hơn từ 5-7% so với ở Trung Quốc. Thậm chí, các tập đoàn này cũng được miễn thuế doanh nghiệp tới 4 năm.
“Chính phủ Việt Nam đã chủ động, và thành công, trong việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất điện tử và đưa Việt Nam vào mạng lưới sản xuất toàn cầu”, - Asia Times nêu rõ.

Làm gì để Việt Nam thành trung tâm sản xuất công nghệ cao của thế giới?

Tuy vậy, các vấn đề dài hạn cần phải được giải quyết để trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao của thế giới.
Phần lớn ngành sản xuất điện tử ở Việt Nam hiện tập trung vào các hoạt động trung gian trong chuỗi cung ứng - lắp ráp thành phẩm xuất khẩu của các công ty nước ngoài.
Trong khi đó, việc thiết kế sản phẩm và sản xuất thành phần phụ chủ yếu diễn ra ở các quốc gia khác. Hoa Kỳ và Hàn Quốc thường hoàn thiện thiết kế sản phẩm, trong khi Trung Quốc sản xuất thành phần phụ. Cả việc bán hàng và phân phối cũng diễn ra ở nước ngoài.
Điều này giải thích tại sao giá trị gia tăng của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu trung bình chỉ đạt 55%.
Trong trường hợp một thành phần đáng kể của hàng điện tử xuất khẩu không phải trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam không thể tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết vào năm 2019.
Linh kiện máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2022
Việt Nam xếp số 1 thế giới về nhập khẩu công nghệ cao
Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chuỗi giá trị, Việt Nam cần khẩn trương nâng cao trình độ lao động. Điều này sẽ giúp cung cấp cho các công ty nước ngoài nguồn lao động có tay nghề cao mà họ cần để mở rộng sản xuất.
Yếu tố trên cũng cho phép sản xuất các linh kiện điện tử trong nước để chuyên môn có thể được phát triển trong nước để ứng phó với các thiết kế và thiết bị mới mà các công ty “mẹ” đưa ra thị trường.
Khoảng trống chuyên môn hiện đang được lấp đầy bởi những người nước ngoài và một số người gốc Việt trở về từ nước ngoài. Một số nhà sản xuất linh kiện nhỏ của Hàn Quốc đang chuyển sang Việt Nam để cung cấp cho Samsung. Nhưng biện pháp ngắn hạn này không thể thay thế giáo dục và đào tạo dài hạn.
Nhu cầu nâng cao kỹ năng được chính phủ Việt Nam ghi nhận trong Chiến lược Phát triển Kinh tế và Xã hội 2021–2030. Dù vậy, Việt Nam dường như vẫn đang thiếu các bước hoạch định cụ thể và các mục tiêu đã định lượng.
Lê Thị Thu Thủy - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Vingroup hợp tác chiến lược cùng Intel nâng cao các giải pháp công nghệ
Trong khi thời gian đi học trung bình của Việt Nam là 10,2 năm - chỉ đứng sau Singapore trong ASEAN - tỷ lệ nhập học đại học của Việt Nam là 28,6% vào năm 2019.
Ước tính trong số khoảng 6,9 triệu người ở độ tuổi học đại học ở Việt Nam, chỉ có dưới 2 triệu người đang theo học đại học. Con số này cần phải tăng gấp đôi lên 3,8 triệu để Việt Nam có thể đứng ngang hạng với các nước có thu nhập trung bình cao khác trong vòng 15-20 năm.
Với yếu tố nhân khẩu học thuận lợi của Việt Nam được dự báo sẽ kết thúc vào năm 2040, do đó, sẽ không có thời gian để lãng phí trong việc nâng cao trình độ dân số. Cần hành động ngay lúc này.

Năm 2050 Việt Nam sẽ thành quốc gia phát triển có thu nhập cao

Trong một diễn biến đáng chú ý, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Việt Nam đã là nền kinh tế lớn thứ 40 thế giới
Trong đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030, trong đó vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Hồng tăng khoảng 8 - 8,5%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.
Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7,5%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2050 đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала