Khái niệm mới của Putin V.V. về một nền văn minh và lựa chọn sáng suốt của nước Nga

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Putin phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế “Valdai”
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế “Valdai” - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2023
Đăng ký
Tổng thống Putin V.V. đã đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng của nước Nga và thế giới, nhưng chủ đề cốt lõi trong bài phát biểu tại Diễn đàn Valdai chính là khái niệm mới về một nền văn minh mới. Cái hay và đáng chú ý ở đây chính là "công thức" do Tổng thống Putin đưa ra: Nền văn minh mới không phải là lãnh thổ, mà là con người…
Như Sputnik đã đưa tin, hôm thứ Năm 5/10, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã tham dự phiên họp toàn thể và có bài phát biểu cũng như trả lời những câu hỏi của các chính khách, nhà báo tại Diễn đàn kỷ niệm 20 năm Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai diễn ra tại Sochi. Chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Đa cực công bằng: Làm thế nào để đảm bảo an ninh và phát triển cho tất cả”. Diễn đàn Valdai lần thứ 20 đã quy tụ hơn 140 chuyên gia, chính trị gia, các nhà ngoại giao đến từ 42 quốc gia Á Âu, châu Phi, Bắc và Nam Mỹ.
Những phát biểu của người đứng đầu nhà nước Nga đã gây tiếng vang lớn, giới chuyên gia các nước đã có nhiều bình luận về những phát biểu của ông.
Dưới đây Sputnik xin giới thiệu một số bình luận và phân tích của các chuyên gia Việt Nam.

Putin V.V. về khái niệm mới về một nền văn minh

Tiến sỹ quan hệ quốc tế và lịch sử Hoàng Giang:
“Một thế giới không có các siêu cường quốc thống trị, một trật tự thế giới mới hậu bá quyền đang hình thành. Và Tổng thống Putin hiểu điều này, và trong bài phát biểu của mình và ở cuộc thảo luận ông đã đề cập sâu sắc, rõ ràng, minh chứng đầy đủ những nỗ lực thống trị của phương Tây, khi đang mất dần khả năng thống trị và đang yếu đi. Tổng thống Nga cũng đã nêu khái niệm về một nền văn minh mới, nêu những mong muốn của Nga. Đó là muốn sống trong một thế giới mở, kết nối với nhau, không có rào cản nhân tạo; sự đa dạng của thế giới còn phải là nền tảng cho sự phát triển toàn cầu.
Việc áp đặt cần phải bị cấm. Chỉ có sự đa dạng văn hóa và văn minh thực sự mới đảm bảo được hạnh phúc của người dân và cân bằng lợi ích; không ai có quyền và không thể cai trị thế giới thay người khác hoặc thay mặt người khác...; ninh toàn cầu và hòa bình lâu dài được xây dựng trên sự tôn trọng lợi ích của tất cả, từ các nước lớn đến các nước nhỏ, giải phóng quan hệ quốc tế khỏi cách tiếp cận khối, khỏi di sản của thời kỳ thuộc địa và Chiến tranh Lạnh; Nga đòi hỏi công lý cho tất cả; Nga ủng hộ sự bình đẳng, vì sự khác biệt về tiềm năng của các quốc gia khác nhau… Những phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin thực sự mang tính ý thức hệ, mang tính học thuyết về một thế giới mới, một nền văn minh mới”,.
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế “Valdai” - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2023
Chủ quyền quốc gia không đơn giản chỉ là tuyên bố độc lập
Nhà nghiên cứu các vấn đề quốc tế Lê Hoàng Đức:
"Ngài Putin V.V. đã đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng của nước Nga và thế giới, nhưng chủ đề cốt lõi trong bài phát biểu tại Diễn đàn Valdai chính là khái niệm mới về một nền văn minh mới. Cái hay và đáng chú ý ở đây chính là “công thức”do Tổng thống Putin đưa ra: Nền văn minh mới không phải là lãnh thổ, mà là con người. Từ cách tiếp cận này, chúng ta được chứng kiến, những gì liên quan đang diễn ra và sẽ diễn ra.

Một lựa chọn khôn ngoan

Tại Diễn đàn, nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Nga đã lưu ý:
“Phần lớn chúng tôi đang rời bỏ thị trường châu Âu đang tàn lụi và tăng cường sự hiện diện của mình tại các thị trường đang phát triển ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả châu Á”.
Tại phiên thảo luận, Ông cũng đã đề cập tới quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác, về BRICS.
Bình luận về những phát biểu của Putin V.V. liên quan tới chủ đề hướng Đông, hướng Phi, hướng Mỹ La Tinh của Nga, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik:
Đây là một lựa chọn khôn ngoan. Hầu hết các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học và cả những chính khách dày dạn kinh nghiệm trên các chính trường đều tiên đoán rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ cần nhìn vào những con số tăng trưởng kinh tế và sự phát triển đời sống xã hội của Trung Quốc, của Hàn Quốc, của Ấn Độ, của Trung Đông, của Trung Á, của ASEAN… và kể cả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là có thể thấy được điều đó.
Trong khi đó thì Châu Âu giống như một “đoàn tàu” đã sử dụng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu của nó. Sở dĩ “đoàn tàu” ấy còn chạy được là vì nó còn “bóc lột” được các nguồn tài nguyên từ các quốc gia lệ thuộc vào nó. Còn bây giờ thì thời của nó đã hết. “Đoàn tàu” ấy cố gắng dựa vào Mỹ để duy trì sự vận hành lê lết trên quãng đường còn lại mà không thể tự quyết định được số phận của nó,. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi người Mỹ chi phối vào hầu hết các quyết định quan trọng của EU cũng như chi phối vào chính trường các quốc gia “đầu tàu” của EU.
Trong thế giới hiện đại, khi mà “quân vương” đã “hết thiêng” thì một trật tự mới sẽ hình thành: Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Quá trình hình thành trật tự mới ấy không hề suôn sẻ bởi những thế lực từng nắm quyền sinh sát toàn cầu đang cố níu kéo lại quyền lợi của chúng, bất chấp chủ quyền và lợi ích của các quốc gia dân tộc khác. Trong tiến trình ấy, Nga là một trong các quốc gia đi đầu khi hướng sự quan tâm của họ đến những dân tộc từng chịu ách thống trị của Mỹ và phương Tây qua mấy trăm năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала