“Cô gái đẹp Việt Nam và nỗi lo những bàn tay bẩn”

Cái đẹp có thể mang lại sự giàu có nhưng nếu không giàu bằng bàn tay khối óc thì phải trả một cái giá nào đó tương xứng. Không ai cho không ai bất cứ thứ gì!
Sputnik

"Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp hết. Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có tầm vóc, nhà đầu tư khi bước vào phải đem đến điều gì đó đặc biệt, tạo động lực mạnh mẽ cho đặc khu phát triển"[1].

Đó là một nhận xét đầy hình tượng của Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại buổi thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật đơn vị hành chính — kinh tế đặc biệt (gọi chung là đặc khu).

Tổng Bí thư: "Còn Đảng thì còn mình", "danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất"!

Có khi chúng ta phải cảm ơn Lào và Campuchia vì nhờ có họ Việt Nam mới biết mình còn hơn ai trong khu vực.

Việt Nam không chắc hơn hai nước láng giềng này về mọi mặt nhưng chí ít cũng hơn về thu nhập bình quân đầu người.

Năm 2017 Việt Nam đạt 2.385 USD/người, Lào gần 1.700 USD/người, Campuchia "đội sổ" Đông Nam Á — 1.159 USD/người.

So với các nước "chiếu trên" trong khu vực mà giật mình thon thót, Singapore 52.841 USD/người, Brunei 36.609 USD/người, Malaysia 9.766 USD/người, Thái Lan 5.816 USD/người.

Việt Nam xếp trên Lào, Campuchia nhưng chỉ hơn họ xấp xỉ 1.000 USD, còn các nước khác xếp trên chúng ta lại cách xa hàng chục nghìn USD.

Việt Nam tăng GDP nhưng năng suất lao động thấp hơn Lào
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, "Dù đạt được nhiều thành tựu về kinh tế — xã hội nhưng Việt Nam đã tụt hậu rất xa so với khu vực và thế giới. Trong khu vực, chúng ta chỉ còn hơn Lào, Campuchia.

Nếu thu nhập bình quân mỗi năm chỉ tăng có 170 USD như năm 2017 không biết khi nào Việt Nam đuổi kịp các nước[2].

Nền kinh tế với năng suất lao động thấp, lệ thuộc đầu tư bên ngoài e rằng cuộc đua đuổi kịp các nước xem ra không khả thi bằng làm sao giữ được vị trí trên Lào và Campuchia.

Dù sao mục tiêu tăng thêm một vài nghìn đô còn khả dĩ hơn vài chục nghìn đô. Vì với người Việt, cái lạc quan tếu táo đôi khi giúp người ta vượt qua sóng gió.

Vụ Đinh La Thăng: Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam khác biệt với Trung Quốc
Một cuộc thi được tổ chức xong rồi ai cũng có giải, thắng đương nhiên là vui còn thua cũng không đến nỗi phải buồn vì có giải khuyến khích, giải phong cách… mãi thế cho đến lúc người ta chả buồn phấn đấu.

Một cô gái đẹp cũng thế, ngoại trừ khi cô ta đăng quang một cuộc thi sắc đẹp, đội vương miện và dải ruy-băng sải bước trên thảm đỏ, còn nếu không vẫn chỉ là một "hotgirl", một "vẻ đẹp tiềm ẩn" nào đó ở cấp độ làng xã.

Ai yêu đất nước, con người Việt Nam cũng thấy được nét đẹp của mảnh đất hình chữ S.

Việt Nam như cô gái yêu kiều diễm lệ sống gần nhà một "đại gia" lớn tuổi lắm tiền nhiều của.

Vị đại gia sừng sỏ ấy đã giúp cô gái hàng xóm không ít nhưng cũng dễ dàng nổi nóng bất cứ khi nào.

Xung quanh "cô gái đẹp Việt Nam" cũng có vài ba mỹ nhân cùng cảnh ngộ, cả xóm chưa ai có thể hóa rồng.

Cái đẹp có thể mang lại sự giàu có nhưng nếu không giàu bằng bàn tay khối óc thì phải trả một cái giá nào đó tương xứng. Không ai cho không ai bất cứ thứ gì!

Nhưng, thà trả giá mà giàu cũng cam lòng, lo nhất là chưa giàu mà cái giá phải trả nằm ngoài khả năng chi trả.

Đó là các thực trạng "chưa giàu đã già" — mất cân bằng dân số, già hóa dân số; "chưa tăng cân đã thiếu dinh dưỡng" — cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; "ruột để ngoài da" — tăng trưởng phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài; "làm ít tiêu nhiều" — nợ công cao;…

Việt Nam là một "con rồng châu Á" mới và lời mời chào tên lửa Patriot của Donald Trump
Thực tế đó buộc "cô gái đẹp Việt Nam" phải tính toán một tương lai dài hạn hơn là ngồi chờ "đại gia" để mắt tới.

Lúc sinh thời, cố thủ tướng kỳ cựu của Singapore — ông Lý Quang Diệu, từng nhận xét về tiềm năng của Việt Nam rằng:

"Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực".

Đó không phải là một nhận xét mang mục đích xã giao đơn thuần mà là nhìn thấy được tiềm năng thực sự của đất nước con người Việt Nam.

Để đuổi kịp các nước trong khu vực, giờ là lúc không phải loay hoay tìm mô hình tăng trưởng mà phải nhanh chóng "nhảy" vào quỹ đạo tăng trưởng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin rằng Việt Nam sẽ thành con hổ kinh tế mới của châu Á
Triển lãm công nghệ thế giới 2018 (CES 2018) đang diễn ra tại Las Vegas, Mỹ — nơi hội tụ tinh hoa của thế giới đương đại.

Tại đây có 4.000 doanh nghiệp của 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đọ sức trí tuệ, trong đó đã có sản phẩm công nghệ của các nước Châu Phi vốn quanh năm thiếu nước, thiếu lương thực! Chúng ta không chỉ cách Las Vegas 13.000 km!

Trải qua bao sóng gió "cô gái đẹp Việt Nam" vẫn còn duyên dáng. Cô gái ấy phải lựa chọn những bàn tay tinh túy nhất chứ không phải ai cũng cho vào. Điều đó cũng có nghĩa phải gạt bỏ những bàn tay chưa sạch.

Chúng ta có đầy đủ điều kiện để "hóa rồng, hóa hổ". Vấn đề là đả thông trúng "điểm nghẽn". Nhưng nhất thiết cái giàu bền vững phải từ bàn tay khối óc… 

Tài liệu tham khảo:

[1],[2]https://tuoitre.vn/viet-nam-chi-con-hon-lao-va-campuchia2018011209122226.htm

GDVN

Thảo luận