Tuy nhiên, biện pháp này không dẫn đến sự gia tăng năng lực sản xuất trong nước. Ấn Độ vẫn có thể đáp ứng không quá 15% nhu cầu của chính mình.
Trung Quốc là nhà sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới. Nước này hiện chiếm hơn 60% sản lượng pin mặt trời toàn cầu. Trong thời gian cuộc khủng hoảng năm 2008, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng thoát khỏi sự sụp đổ của nền kinh tế và đã bơm 585 tỷ USD (12,5% GDP) vào hệ thống tài chính của đất nước. Một phần đáng kể của các khoản tiền đó đã được đầu tư vào ngành sản xuất, bao gồm cả các cơ sở sản xuất pin mặt trời. Kết quả là năng lực sản xuất pin mặt trời của Trung Quốc dư thừa. Ngoài Trung Quốc, trên thế giới không có bất kỳ nước nào có nhu cầu về công suất phát điện mặt trời 130 gigawatt. Để so sánh, vào những ngày cao điểm mức tiêu thụ năng lượng ở nước Nga là 145 gigawatt điện. Và ở Vương quốc Anh, công suất năng lượng lớn như vậy là đủ để tiêu thụ trong vài ngày.
Các nguồn năng lượng tái tạo chiếm 1/5 tổng sản lượng điện của Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đặt mục tiêu đưa 100 GW năng lượng mặt trời vào mạng lưới điện quốc gia đến năm 2022. Điều này sẽ giúp giải quyết hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, cải thiện tình hình môi trường trong nước. Và thứ hai, theo tấm gương của Trung Quốc, Ấn Độ cũng muốn kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Theo Thủ tướng Modi, đến năm 2022, nhờ chiến lược Make in India, Ấn Độ sẽ tạo ra 100 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, trái với dự đoán, trong hai năm đầu tiên, chiến lược Make in India chỉ tạo ra 641 nghìn vị trí tuyển dụng mới, và hiện có nghi ngờ về việc kết quả đó có thể đạt được trong năm 2022.
Đối với Trung Quốc, thiệt hại từ các biện pháp hạn chế của Ấn Độ không quá đáng kể. Rốt cuộc, các biện pháp của Ấn Độ trùng hợp với việc Mỹ áp đặt thêm thuế quan đối với hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Do đó, các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu xem xét việc di chuyển các nhà máy sản xuất sang các nước Đông Nam Á, nơi lao động rẻ hơn, và các sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia này không chịu thuế quan mới. Theo Bloomberg NEF, các nhà sản xuất tấm pin mặt trời Trung Quốc đã di chuyển sang Đông Nam Á các cơ sở sản xuất với tổng công suất 12 gigawatt. Vì vậy, trong tương lai, có thể dự đoán sự gia tăng nguồn cung các sản phẩm này cho Ấn Độ từ Đông Nam Á. Theo Bloomberg NEF, biện pháp áp thuế nhập khẩu sẽ làm tăng thêm ít nhất 14% tổng chi phí cho tham vọng năng lượng mặt trời của Ấn Độ.