Bóng ma “chiến tranh Việt Nam” trên mảnh đất Iran

Hoa Kỳ đã tìm ra một kẻ thù mới. Gần đây, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran ngày càng căng thẳng hơn.
Sputnik

Washington tuyên bố rằng, họ đã xác nhận “gần như chính xác” rằng, Iran đứng sau các vụ tấn công tàu chở dầu ở Vịnh Ô-man và đang gửi tàu chiến đến khu vực Vịnh Ba Tư. Tehran dọa đánh chìm các tàu chiến của Mỹ được điều đến khu vực Vùng Vịnh bằng phi đạn và “vũ khí bí mật”. Hoa Kỳ sẽ bán vũ khí tổng trị giá 8,1 tỷ USD cho Ả rập Xê út, Jordan và UAE để chống lại Iran. Lầu Năm Góc đang xem xét đề xuất của Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Trung Bộ Mỹ (USCENTCOM), Tướng Kenneth McKenzie Jr. đề nghị gửi thêm lực lượng Mỹ đến Trung Đông để đối đầu với các mối đe dọa của Iran.

Người Mỹ học được gì sau chiến tranh Việt Nam?

Tất cả điều này rất giống tình hình 55 năm trước ở một vịnh khác – Vịnh Bắc Bộ. Tất cả chúng ta đều biết những gì đã diễn ra sau các sự kiện đó. Tờ National Interest của Mỹ viết: Bóng ma “Chiến tranh Việt Nam” bay trên bầu trời Washington kể từ ngày 5 tháng 5, khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton lần đầu tiên cho biết về việc phái nhóm tàu sân bay và máy bay ném bom đến Trung Đông. Ông nói, Hoa Kỳ muốn gửi đi một thông điệp đến chế độ Iran rằng, mọi cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của Mỹ và các đồng minh “sẽ bị giáng trả một cách nghiêm khắc”. Các cựu chiến binh Mỹ của Chiến tranh Việt Nam lo ngại rằng, tình trạng này rất giống tình hình ở Vịnh Bắc Bộ, hiện có nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn. Tác giả giải thích tại sao ông nhắc nhở về Việt Nam khi nói về tình hình hiện tại ở Iran: Chiến tranh Việt Nam là kết quả của một loạt thất bại chiến lược, và Mỹ đã lặp lại các sai lầm đó ở Iraq và Afghanistan, và có vẻ đang lặp lại tại Iran.

Hoa Kỳ đã bắt đầu gia tăng sự hiện diện quân sự tại Việt Nam sau khi có tin về vụ tấn công (dù có lẽ là một hư cấu) vào các tàu chiến Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964. Khi đó khoảng 20 nghìn lính Mỹ đang hiện diện ở miền Nam Việt Nam.

Ông Trump nêu điều kiện đàm phán với Iran

Bốn năm sau, số quân Mỹ ở Việt Nam đã lên đến hơn 500 nghìn người. Nhưng điều này không mang lại chiến thắng cho Hoa Kỳ.

Lầu Năm Góc đã tán thành việc điều thêm khoảng 900 binh sĩ đến Trung Đông, trong khi khoảng 600 binh sĩ Mỹ đang hiện diện ở đó. Trước cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan, Tổng thống Trump đã nói với các phóng viên rằng, ông không thấy cần thêm quân ở Trung Đông. Nhưng, ông nhấn mạnh:

“Tôi chắc chắn sẽ gửi quân nếu như cần thiết. Nếu như cần thiết thì sẽ sẵn sàng gửi bao nhiêu quân cũng được”.

 Xin nhắc nhở rằng, Tổng thống Lyndon Johnson đã không muốn chiến đấu ở Việt Nam. Nhưng, ông đã điều thêm 50.000 quân tới đó vào năm 1965. Tổng thống Johnson đã giải thích rằng, ông làm điều đó để đáp ứng yêu cầu của Tổng Tư Lịnh quân Mỹ ở Việt Nam Tướng Westmoreland, để đối đầu với cuộc xâm lược ngày càng tăng của kẻ thù, tác giả viết. Có vẻ như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đang dần gia tăng sự hiện diện quân sự ở Trung Đông. Vấn đề là ở chỗ, người Iran có thể đáp trả bằng cách điều động lực lượng của họ đến khu vực. Chúng tôi sẽ phản ứng với phản ứng của họ, sau đó họ sẽ phản ứng trước phản ứng của chúng tôi, v.v. Phản ứng hạt nhân cũng bắt đầu theo cách này, và kết thúc bằng vụ nổ hạt nhân.

Liệu Abe có thể trở thành người trung gian giữa Iran và Mỹ cho đàm phán mới không?

“Tình hình này rất giống sự khởi đầu cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, - nhà sử học Yevgeny Kobelev, người đã chứng kiến ​​những sự kiện này khi làm phóng viên TASS tại Việt Nam, đồng ý với tác giả Mỹ. – Hoa Kỳ đã sử dụng Nghị quyết vịnh Bắc Bộ để tiến hành cuộc không chiến và tiêu diệt miền Bắc, để ngăn chặn sự giúp đỡ của miền Bắc đối với du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Nhưng với sự giúp đỡ của các hệ thống tên lửa và kỹ sư tên lửa của Liên Xô, người Việt Nam đã có thể chống lại một kẻ thù đáng gờm. Người Mỹ đã bị thua trong cuộc không chiến, thua cuộc chiến tranh trên bộ và đã đồng ý đàm phán hòa bình. Sau khi bị đánh bại ở Việt Nam, họ đã mắc hội chứng Việt Nam trong 20 năm liền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Nhưng, sau đó lại có Iraq, Afghanistan và bây giờ là Iran. Iran là một đối thủ mạnh, Hoa Kỳ đang rơi vào tình thế rất khó khăn và có thể bị sa lầy ở đó trong một thời gian dài”.

Bóng ma “chiến tranh Việt Nam” trên mảnh đất Iran

Matxcơva kêu gọi các bên kiềm chế.

“Tôi hy vọng những tiếng nói sáng suốt từ Washington, bao gồm các cựu lãnh đạo quân đội, chính trị gia, quan chức ngoại giao đáng kính liên quan tới ý tưởng chiến tranh liều lĩnh nhằm vào Iran, sẽ được nghe thấy", - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố tại cuộc họp báo ở Matxcơva.

Thảo luận