Có những người Mỹ không tin rằng nền dân chủ của họ phù hợp với tất cả

Mới gần đây, đã diễn ra cuộc hội nghị tại Hồng Kông, tại đó có một số nhà khoa học chính trị Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng với cựu chính trị gia tham gia.
Sputnik

Họ tập trung bởi một mục tiêu cao cả - để tìm cách thoát khỏi tình trạng hiện tại trong điều kiện quan hệ ngày càng nghiêm trọng giữa Washington và Bắc Kinh, nhà bình luận phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của ông. Trong số những người tham gia sự kiện này chủ yếu là những người có liên quan đến quan hệ song phương. Ví dụ, Neil Bush, con trai của cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, đã bay đến Hồng Kông, hiện nay ông là Chủ tịch Quỹ mang tên Bush về quan hệ Mỹ-Trung.

Tất nhiên, các diễn đàn như vậy hiếm khi đưa ra kết quả có thể ngay lập tức thay đổi tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, chúng tạo ra tiền đề để suy nghĩ. Đại diện của Trung Quốc đã cố gắng thực hiện ý tưởng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên tương tác, mà không cạnh tranh; họ lập luận rằng nền kinh tế của hai nước bổ sung cho nhau,và kêu gọi nhân dân cả hai nước khôi phục lại niềm tin lẫn nhau. Neil Bush thừa nhận rằng chính quyền hiện tại của Nhà Trắng công khai cho rằng Trung Quốc là “ác quỷ”, cho nó là kẻ thù của nước Mỹ. Theo ông, khẩu hiệu của Trump America First khiến các biểu hiện dân tộc gia tăng, dẫn đến thái độ chống Trung Quốc và chống Á châu tại Hoa Kỳ.

Việt Nam và ‘cuộc cờ’ lợi ích dân tộc trong thế giới đang thay đổi

Con trai của tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ cũng cho rằng Washington không nên chỉ trích đời sống nội bộ của Trung Quốc, áp đặt các giá trị dân chủ của Mỹ đối với người Trung Quốc. Theo ý kiến của ông, nền dân chủ Mỹ có thể làm nổ tung Trung Quốc từ bên trong, gây bất ổn cho Trung Hoa, nó không phù hợp với Trung Quốc, giống như kiểu dân chủ Trung Quốc không phù hợp với Mỹ. Các thể chế chính trị Mỹ sẽ không hoạt động ở Trung Quốc, giống như thể chế Trung Quốc sẽ không hiệu lực ở Hoa Kỳ.

Sự công nhận của chính trị gia và nhà khoa học chính trị Mỹ là rất quan trọng, bởi vì có thể thấy rằng thực tế là giới tinh hoa chính trị Mỹ đã phát triển một sự hiểu biết đúng đắn về sự khác biệt cho phép trong văn hóa chính trị của các quốc gia và các dân tộc khác nhau. Chính quyền Mỹ trước thời Tổng thống Trump thường xuyên lên tiếng chỉ trích về chính sách nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau. Nga, Iran, Bắc Triều Tiên, Philippines và nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam bị chính quyền Hoa Kỳ lên án vì vi phạm nhân quyền. Và nếu còn nhớ những năm 50-60 của thế kỷ trước, thì sự hồi tưởng trở lại như sau: chính phủ Mỹ đã giải thích sự xâm lược của Việt Nam với mong muốn hướng sự phát triển của người dân nước này theo con đường dân chủ kiểu Mỹ. Nhà Trắng không thích những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người cùng chí hướng đã mang tới cho nhân dân Việt Nam.

Vì sao Việt Nam không cần đa đảng?

Nhưng như bạn đã biết, người dân Việt Nam đã bác bỏ trật tự chính trị của Mỹ và nền tảng tư tưởng của nó. Ngày nay, Việt Nam theo tất cả các tiêu chuẩn quốc tế là một nhà nước dân chủ, mặc dù đó không phải là nền dân chủ Mỹ. Mà ở quốc gia châu Á nào chúng ta sẽ tìm thấy ngày nay một sự trùng hợp hoàn toàn giữa thể chế chính trị và chuẩn mực của đời sống chính trị với của Mỹ?

Càng có nhiều người ở Mỹ giống như Neil Bush, những người hiểu rằng thế giới, mặc dù là một, nhưng cũng rất đa dạng, thì sẽ ít đi những người Mỹ thích lên tiếng dạy bảo các quốc gia và dân tộc khác cần phải sống như thế nào.

Thảo luận