Theo dự đoán, sự hủy diệt tảng băng này sẽ dẫn đến tình trạng là mực nước biển dâng cao ba mét và gây ra trận lụt ở New York, Thượng Hải, Tokyo. Đây là thông báo của tạp chí Cảnh báo Khoa học.
Theo các nhà nghiên cứu, tại thời điểm hiện tại, loài người đang tiến gần tới cái gọi là “điểm không thể quay trở lại”. Hiện tại để bảo vệ lớp băng, con người cần có ít nhất 7,4 nghìn tỷ tấn tuyết nhân tạo cần được phun trong vòng 10 năm. Tuyết sẽ được nén chặt, ép lớp băng xuống tầng đá bên dưới và làm cho nó dày hơn. Tuy nhiên, đây là việc rất khó thực hiện về mặt kỹ thuật, và cần hết sức thận trọng để không gây hại nhiều hơn cho môi trường.
Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động của các máy phát tuyết nằm trên sông băng, sẽ cần tới khoảng 12.000 tuabin gió. Theo các nhà nghiên cứu, điều này sẽ gây tác động tàn phá đối với các hệ sinh thái. Do đó, giải pháp tốt nhất sẽ là giảm khí thải nhà kính, là yếu tố trực tiếp góp phần gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.
Năm 2018, tin đưa rằng một nhóm các nhà khoa học quốc tế từ Áo, Pháp, Anh, Đức và Thụy Sĩ đã kết luận rằng sự tan chảy của băng vĩnh cửu và lượng khí thải carbon đã làm giảm quỹ mức phát thải carbon dioxide xuống gần như bằng không. Do đó, việc vượt quá mức phát thải khí nhà kính cho phép, là yếu tố có thể dẫn đến thảm họa khí hậu là điều không thể tránh khỏi.