Truyền thông: Ra khỏi cách ly, cứ hai người Pháp thì một người mắc chứng căng thẳng

MOSKVA (Sputnik) – Sau khi dỡ bỏ các biện pháp cách ly do coronavirus, cứ hai người Pháp thì có một người trải qua căng thẳng hoặc lo lắng, điều này gây ra nỗi sợ hãi khi phải ra ngoài đường phố, vì mọi người cảm thấy an tâm hơn khi ở nhà, Parisien đưa tin, trích dẫn kết quả một nghiên cứu.
Sputnik

Theo nghiên cứu khoa học về tác động của khủng hoảng y tế đối với sức khỏe tâm thần người Pháp, việc dỡ bỏ cách ly bắt đầu vào ngày 11 tháng 5 "nói chung là đáng báo động hơn cả cách ly", tờ báo viết.

Đại dịch thay đổi thói quen của người Pháp - về quê thay vì đi nghỉ mát

Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn ¼ (27%) số người được hỏi cho biết giấc ngủ của họ trở nên tồi tệ kể từ ngày 11/5. Đối với 1/5 (20%), tác động tâm lý sau khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch có các dạng như trầm cảm, căng thẳng, lo lắng và không có cảm xúc. Đồng thời, ít nhất một trong những tình trạng sang chấn này được mô tả bởi 50% số người được hỏi, trong khi hồi cách ly, chỉ số này là khoảng 40%.

Sợ ra đường

Nghiên cứu cho các kết quả đầu tiên được công bố hôm thứ Tư, được thực hiện bởi Human Adaptation Institute, tổ chức nghiên cứu do Christian Clough dẫn đầu. Nghiên cứu bắt đầu ngày 23 tháng 3, khi các biện pháp kiểm dịch được áp dụng, có hàng ngàn tình nguyện viên tham gia, mỗi tuần họ trả lời câu hỏi qua chương trình trực tuyến.

Truyền thông: Ra khỏi cách ly, cứ hai người Pháp thì một người mắc chứng căng thẳng
Thói quen và văn hóa: Giải mã thành công «bí ẩn» của Nhật Bản trong đại dịch

Các chuyên gia nói về một số nguyên nhân, tại sao việc trở lại "cuộc sống gần như bình thường, với ít quy tắc hơn và tự do hơn" lại gây căng thẳng. Christian Cloe nêu một trong những lý do này là "sợ ra đường", bởi vì ở nhà người ta "cảm thấy được bảo vệ an toàn trước virus".

"Người dân đã tổ chức cuộc sống của họ rất tốt, đặc biệt là làm việc từ xa. Họ không muốn thay đổi mọi thứ, vì điều đó sẽ đòi hỏi năng lượng tinh thần", - Christian Cloegiải thích. Theo ông, người ta sợ hãi rằng có thể thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Thảo luận