Theo ông, việc chuyển hóa khí sang dạng lỏng và chi phí hậu cần sẽ làm chi phí cung cấp nhiên liệu từ Hoa Kỳ tăng lên một cách đáng kể.
Bộ trưởng lưu ý rằng vì lý do này, Washington lo ngại rằng sản phẩm của họ sẽ không chịu được áp lực cạnh tranh.
Ông Pegel nói thêm rằng áp lực của Nhà Trắng đối với dự án "Dòng chảy phương Bắc - 2" khiến các công ty và cổ đông lo ngại.
"Lẽ ra bây giờ gần chục tỷ euro đã phải "nằm" dưới đáy biển Baltic rồi, bởi vì tất cả các bên quan tâm đều có cơ sở để hoàn thành dự án”, - ông nói.
Đồng thời, Bộ trưởng lưu ý rằng tất cả các nước châu Âu không hài lòng với việc Mỹ cố phá hoại việc xây dựng dự án.
"Tôi cho rằng hiện nay ở châu Âu có ý kiến thống nhất rằng nếu một quốc gia nào đó bên ngoài khu vực Biển Baltic can thiệp vào chủ quyền an ninh của châu Âu về nguồn cung cấp, thì đó là diều rất quá đáng", - kênh truyền hình dẫn lời ông.
Pegel lưu ý rằng hành động của Washington chỉ góp phần củng cố sự đoàn kết của châu Âu trong vấn đề này.
Các biện pháp trừng phạt đối với dự án “Dòng chảy phương Bắc - 2”
Hoa Kỳ phản đối dự án Nord Stream 2, vì họ đang cố áp đặt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình cho các quốc gia châu Âu. Vào cuối năm ngoái, nhà chức trách Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến việc thi công đường ống. Điều này buộc công ty Allseas của Thụy Sĩ phải từ bỏ công việc.
Trong khi đó, dự án được Đức và Áo ủng hộ, đây là những nước quan tâm đến nguồn cung cấp nhiên liệu đáng tin cậy. Dự án cũng nhận được sự ủng hộ của Na Uy, chính phủ nước này sở hữu 30% cổ phần của công ty Kvaerner, một trong những nhà thầu thi công dự án nói trên.