COVID-19 vẫn có thể làm tổn thương cơ thể người bệnh sau khi phục hồi

MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học cho biết coronavirus vẫn có thể tác động ngay cả sau khi bệnh nhân bình phục. “Hiệu quả trì hoãn” này thể hiện qua việc làm tổn thương các cơ quan nội tạng. Hơn nữa, nó có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp người bệnh trước đây không bộc lộ triệu chứng rõ rệt viêm đường hô hấp.
Sputnik

Đây là phát hiện của các nhà khoa học từ Khoa Y học Cơ bản, Đại học liên bang Viễn Đông (FEFU).

Họ đã nghiên cứu mẫu sinh học lấy từ hơn 100 bệnh nhân tử vong vì COVID-19, và kết luận rằng virus này có thể đã tấn công tủy đỏ trong xương.

Chuyên gia virus học tìm ra phương pháp dự báo COVID-19 diễn biến phức tạp ở bệnh nhân

“Virus xâm nhập vào tế bào biểu mô (epithelial), nơi nó sinh sôi, sau đó xâm nhập vào máu và tấn công các mục tiêu, mục tiêu của nó có thể là biểu mô lót bên trong (đường tiêu hóa, phổi, hệ tiết niệu sinh dục) và các tế bào tủy đỏ (erythrosine), - chủ nhiệm đề tài, giáo sư Galina Reva của Khoa Y học cơ bản, Trường Y sinh trực thuộc FEFU nói với Ivestia. - Chúng tôi giả định rằng mục tiêu chính của virus là tủy xương đỏ, nơi nó làm tổn thương endothelin,- thụ thể có chức năng điều chỉnh mức độ di chuyển của các tế bào hồng cầu trưởng thành vào máu. Chính vì lý do này mà các tế bào của hệ miễn dịch gặp phải những vấn đề bất thường, và trong mô của những cơ quan khác nhau chúng ta thấy có các tế bào rất lớn của tủy xương, được gọi là megakaryocyte - mẫu tiểu cầu hay đại bào.

Galina Reva cho biết, sau một thời gian dài sau khi hồi phục, những bệnh nhân đã từng mắc COVID-19 vẫn có thể bị tổn thương gan, thận, lá lách.

Thảo luận