Như nhà báo Pháp lưu ý, khung cảnh u ám này được quay ở Seoul cho bộ phim tài liệu về đại dịch sẽ không thể tái hiện ở Pháp: Để tưởng nhớ những nạn nhân Covid-19 ở nước Pháp, người ta không chỉ phải thuê một số nhà chứa máy bay khổng lồ để đặt 47 000 chiếc ghế, mà ngày nào cũng phải kiếm thêm mặt bằng, vì số người chết ngày càng tăng.
Theo tác giả Sebastian Falletti, "hố sâu" giữa Hàn Quốc và Pháp về tỷ lệ tử vong do coronavirus cho thấy rõ ràng khoảng cách ngày càng tăng giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và phương Tây về điều kiện vệ sinh dịch tễ, đã trở nên rõ ràng từ hồi mùa xuân. Trong khi đó, theo Falletti, tình hình hiện nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bình diện xã hội, kinh tế và địa chính trị.
Chuyển hướng về hướng Đông
Nhà báo Falletti cho biết, đại dịch coronavirus đã đẩy nhanh tốc độ xoay trục của thế giới về phía Đông trong nhiều thập kỷ.
"Cứ như thể, căn bệnh sinh ra ở Vũ Hán và được chế độ cộng sản Trung Quốc che giấu đã giáng một đòn bất ngờ vào các cường quốc già cỗi và suy yếu và ngủ quên với vòng nguyệt quế quá lâu. Vì vậy, nhờ cuộc khủng hoảng này, châu Á bắt đầu có được chỗ đứng ở vị trí trung tâm kinh tế thế giới mà nó chiếm giữ trong nhiều thế kỷ, điều mà chúng ta gần như đã quên mất", - ông viết.
Theo Falletti, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm phơi bày sự mong manh của chủ nghĩa tư bản kiểu Phố Wall, đại dịch năm nay đã mở ra một “cuộc khủng hoảng quản trị” ở các nền dân chủ tự do vốn bị suy yếu bởi chủ nghĩa dân túy.
Theo ông Falletti, đại dịch đã để lại hậu quả nghiêm trọng - xét cho cùng, trong khi các thị trường phương Tây đang chìm sâu hơn vào cuộc suy thoái kéo dài, thì Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại và "hơn bao giờ hết" đang đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế thế giới.
Phân chia thế giới
Theo Le Figaro, sang năm 2021, thế giới có thể chia thành hai phần - khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang dần quay lại với thương mại bình thường giữa các quốc gia "an toàn", và phần còn lại của thế giới sẽ tiếp tục bị tê liệt bởi đại dịch.