Sputnik V mang lại cho Nga không chỉ lợi nhuận mà còn cả tình bằng hữu với Mỹ Latinh

Nga trở thành nhà cung cấp vắc xin phòng chống COVID-19 chủ yếu cho khu vực Mỹ Latinh, trang web hãng tin CNN viết. Việc này có thể dẫn đến hậu quả lâu dài trong việc hình thành trật tự thế giới mới sau khi đại dịch kết thúc và làm suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực.
Sputnik

Những lời chỉ trích không ngừng dội vào Nga từ các nước phương Tây thời gian qua, nhưng ở Mỹ Latinh tất cả những thứ này không phải là vấn đề.

Bộ trưởng Lavrov: Các nước Mỹ Latinh đang đàm phán với Nga về «Sputnik V»
“Bây giờ không phải là lúc nói về ý thức hệ. Mục tiêu của chúng tôi là khu vực Tây bán cầu phải nhận được vắc-xin, và không bị sự can thiệp vào công việc nội bộ từ các nước khác”, - bài báo trích dẫn ý kiến ​​của nhà cựu ngoại giao Argentina Eduardo Valdes.

Châu Mỹ Latinh luôn được coi là "chiếu dưới" của Mỹ, nhưng giờ đây nước này đang quay sang Nga để được giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Sáu quốc gia trong khu vực - Argentina, Bolivia, Mexico, Nicaragua, Paraguay và Venezuela - đã phê duyệt sử dụng vắc xin «Sputnik V».

Sputnik V mang lại cho Nga không chỉ lợi nhuận mà còn cả tình bằng hữu với Mỹ Latinh

Một ví dụ điển hình của hành động này là trường hợp Colombia, nước được coi là đồng minh gần gũi nhất của Mỹ trong vùng. Columbia từng chỉ trích Putin can thiệp vào các vấn đề Mỹ Latinh, nhưng khi chính họ bị bỏ rơi trước nguy cơ không nhận được vắc xin, chính quyền Colombia quyết định gạt vấn đề chính trị sang một bên. Một ngày sau khi xuất hiện bài báo trên tạp chí The Lancet, dành riêng cho việc đánh giá vắc xin Nga, Colombia tuyên bố bắt đầu đàm phán với Nga về việc mua vắc-xin.

Mới chỉ vài tháng trước đây, đã xảy ra bê bối trục xuất các nhà ngoại giao lẫn nhau giữa Colombia và Nga. Nhưng việc này không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về vắc xin. Ngược lại, việc cung cấp vắc xin Nga có thể cải thiện quan hệ giữa hai nước. Nga sẵn sàng cung cấp cho Colombia 100 nghìn liều tiêm trong vòng 2 tuần sau khi ký kết thỏa thuận.

Sputnik V mang lại cho Nga không chỉ lợi nhuận mà còn cả tình bằng hữu với Mỹ Latinh

Toàn bộ khu vực này đang rất cần vắc xin, vì đó là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch. Tuy nhiên, theo thống kê, ở các nước Nam Mỹ, trung bình có ít hơn hai liều trên 100 người, trong khi ở EU - gần 5 liều và ở Hoa Kỳ - hơn 14 liều vắc xin trong số 100 người.

Như các nhà phân tích lưu ý, trong trường hợp này, việc đàm phán kinh doanh với nhà nước luôn dễ dàng hơn là với doanh nghiệp tư nhân. Ban đầu Argentina muốn mua vắc xin từ công ty Pfizer, nhưng với Nga mọi việc lại trở nên dễ dàng hơn: tổng thống Argentina đã gọi thẳng với ông Putin. Kết quả là Argentina đã mua 25 triệu liều «Sputnik V».

Sputnik V mang lại cho Nga không chỉ lợi nhuận mà còn cả tình bằng hữu với Mỹ Latinh

Hai yếu tố nữa ảnh hưởng đến sự thành công của vắc xin Nga. Thứ nhất, ngay cả trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu,  «Sputnik V» có giá chỉ bằng một nửa so với vắc xin của Pfizer. Các nền kinh tế Mỹ Latinh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, rất vui mừng khi được cứu thoát. Thứ hai, thuốc của Nga có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C. Còn đối thủ cạnh tranh Pfizer yêu cầu nhiệt độ bảo quản cực thấp, thường không thể đạt được, đặc biệt là ở các vùng nông thôn với điều kiện thiếu thốn.

Ông Maduro gọi Sputnik V là vắc xin an toàn nhất trên thế giới

Theo các nhà phân tích, Nga hiện có thể hưởng lợi từ việc cung cấp rộng rãi vắc xin của mình trên khắp thế giới: đã có 26 quốc gia phê duyệt. Tổng thống Nga có thể dựa trên cơ sở đó xây dựng những mối quan hệ mới đầy hứa hẹn. Theo các nhà khoa học chính trị, Nga có cả lợi ích chính trị và thương mại ở khu vực Mỹ Latinh. Họ có thể chống lại sự bá quyền của Hoa Kỳ, cũng như nâng cao danh tiếng của mình sau nhiều năm cạnh tranh với phương Tây. Việc cung cấp vắc xin giúp cả Moskva và Bắc Kinh tạo ra một hình ảnh mới tích cực. Ngoài ra, việc bán thuốc với số lượng hàng triệu liều hứa hẹn mang lại cho Nga những lợi ích kinh tế đáng kể, mang lại lợi ích cho nền kinh tế Nga vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Mặt khác, phương Tây tỏ ra ích kỷ, không muốn nghĩ đến người khác. Anh và EU đã tranh chấp lẫn nhau trong việc chia sẻ vắc xin, Mỹ thì nhanh tay đặt trước với số lượng đủ để mỗi người dân Mỹ có 7 liều vắc xin. Tức là người Mỹ trước hết cố gắng tìm kiếm vắc xin cho người dân của họ, trong khi Nga và Trung Quốc thì muốn tăng cường quan hệ đối ngoại bằng sự giúp đỡ của mình.

Kết quả là, khi các nước phương Tây cho phép doanh nghiệp đăng ký bằng sáng chế độc quyền vắc xin của họ, chính họ đã bỏ lỡ cơ hội giành chiến thắng về mặt đạo đức, như các nhà phân tích chính trị từ Mỹ Latinh lưu ý. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến vị thế phương Tây trên thế giới sau khi đại dịch kết thúc.

“Thế giới đã được hình thành đa cực trong một thời gian. Và trong thế giới này, Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng đạt được động lực phát triển hình ảnh. Tình thế với vắc xin sẽ chỉ thúc đẩy xu hướng này”, - CNN trích dẫn ý kiến ​​của một nhà ngoại giao Bolivia.

Đọc thêm:

Thảo luận