Kế hoạch ấn tượng
Kết quả chuyến công du là gì? Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Bà Harris tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ, về một quốc gia mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng trên dải đất Việt. Những lời phát biểu được hỗ trợ bằng những việc làm cụ thể. Hiện giờ việc chính của Việt Nam - đánh bại đại dịch coronavirus đang lan rộng. Và Phó Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố tặng 1 triệu liều vắc xin Pfizer, bên cạnh 5 triệu liều vắc xin Moderna đã được chuyển giao, đồng thời mở văn phòng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Đông Nam Á tại Hà Nội để đảm bảo phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước mối đe dọa sức khỏe ... K. Harris nói về sự cần thiết phải gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh, "thách thức đối với các tuyên bố chủ quyền trên biển quá mức của họ" và thông báo cung cấp tàu tuần duyên thứ ba cho Việt Nam.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu tại Lễ khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Hà Nội.
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVN
Theo bản tin Nhà Trắng, việc mở rộng quan hệ toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có vẻ rất ấn tượng. Thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hoa Kỳ đã cung cấp gần 44 triệu USD vắc xin, thiết bị, dụng cụ và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam chống dịch. Chương trình năng lượng phát thải thấp của Việt Nam và dự án 5 năm từ USAID trị giá 36 triệu đô la nhằm thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, an toàn và theo định hướng thị trường. USAID khởi động các dự án với giá trị gần 60 triệu đô la bảo tồn môi trường sống ven sông Mekong, phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ và dân tộc thiểu số, đào tạo lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số, hỗ trợ người khuyết tật, tăng cường giảng dạy, nghiên cứu, đổi mới và quản lý tại ba trường đại học quốc gia lớn nhất Việt Nam.
Phó tổng thống Mỹ công bố việc thành lập đội quân Hòa bình tại Việt Nam, nơi sẽ tổ chức đoàn tình nguyện viên đầu tiên vào năm 2022. Tổ hợp quy mô lớn Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội sẽ trở thành biểu tượng của một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, và K. Harris là người chứng kiến bước đầu tiên trong quá trình xây dựng - ký thỏa thuận về việc phân bổ khu đất.
Quan hệ đối tác thực sự là «toàn diện», và theo quan điểm của tất cả các cơ quan hành chính Mỹ kể từ năm 2010, hiện là thời điểm chín muồi để chuyển lên cấp chiến lược. Câu hỏi này cũng được K. Harris đưa ra với các nhà lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Nhưng Việt Nam chưa vội vàng thực hiện một bước đi mang tính chất nguyên tắc cơ bản như vậy.
Không phải đối tác đáng tin cậy
«Trớ trêu thay, ngay trước chuyến thăm Đông Nam Á của K. Harris, đã diễn ra sự thất thủ Kabul, và báo chí thế giới nhớ lại sự sụp đổ của Sài Gòn gần nửa thế kỷ trước, khi người Mỹ bỏ rơi đồng minh cũng như tình hình hiện nay ở Afghanistan», Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Dmitry Mosyakov nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik , «Điều này không tạo thêm niềm tin vào người Mỹ. Việt Nam không muốn ký bất kỳ văn bản ràng buộc nào, và bảo toàn độc lập và tự do cho hành động của mình. Họ sẽ tiếp tục chính sách cân bằng giữa các cường quốc».
Trẻ mồ côi Việt Nam tỏng khoang máy bay World Airway DC8, ngày 3 tháng 4 năm 1975
© AP Photo / STF
Viktor Sumsky, chuyên gia tại Trung tâm ASEAN thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) viện dẫn không chỉ Afghanistan, mà còn cả Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam từng đặt nhiều kỳ vọng, là ví dụ cho thấy Hoa Kỳ không đáng tin cậy như một đồng minh. Việc thiết lập thể chế kinh tế đa phương được chính Hoa Kỳ khởi xướng, được một tổng thống Mỹ thúc đẩy và bị tổng thống Mỹ tiếp theo từ chối, mà không tính đến lợi ích của tất cả những thành viên khác.
«Biết mình, nhưng cũng biết người khác»
Một chuyên gia khác, Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Viễn Đông, Đại học Tổng hợp St.Petersburg, ghi nhận chất lượng tương tác rất cao của Việt Nam với Hoa Kỳ.
«Cả hai quốc gia đều có cả ý chí, mong muốn và công nghệ để biến kẻ thù thành bạn. Ở cả hai bên, chính quyền, doanh nghiệp và các chuyên gia làm việc rất tích cực và mối liên kết này mang lại kết quả tốt. Mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu riêng của mình, nhưng họ thích để những bất đồng bên ngoài dấu ngoặc và làm việc tích cực trong những lĩnh vực mà lợi ích gần nhau nhất. Về cơ bản, lợi ích này trùng khớp với nhau: ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng giới lãnh đạo khôn ngoan của Việt Nam hiểu điều gì sẽ xảy ra khi các đối tác bắt đầu tin tưởng nhau hơn mức cần thiết. Đoạn phim gần đây về cảnh người Afghanistan rơi xuống từ máy bay Mỹ, ví dụ của Ukraina, Libya, Iran, Iraq và các quốc gia khác cho thấy điều gì sẽ xảy ra với những người quên tư tưởng chiến lược chính trong binh pháp Tôn Tử và được Chủ tịch Hồ Chí Minh dịch là «Biết mình biết người»».
I am proud to report that the United States and Vietnam are making progress together. After a series of productive conversations, we announced new agreements to benefit the people, prosperity, and security of both nations.https://t.co/yBREFfGCAV
Người Việt Nam biết họ đang «làm việc» với ai, vì vậy họ cư xử kiềm chế. Nhưng bằng cách gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, họ không rơi vào tình trạng lệ thuộc đơn phương vào Trung Quốc và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống người dân. Việc tăng cường quan hệ toàn diện giữa Hà Nội và Washington là một tín hiệu cho Bắc Kinh, với chính sách phản tác dụng ở Biển Đông, đang đẩy Việt Nam về phía Hoa Kỳ, chuyên gia Nga nhận định.