Biển Đông

Chuyên gia chỉ ra "phương án duy nhất" của vụ va chạm tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Ở độ sâu an toàn 45 mét, tàu ngầm không thể chạm trán với bất kỳ tàu nổi nào, kể cả tàu chở dầu, cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân, thuyền trưởng Hạng 1 Igor Kurdin, nói với truyền thông Nga khi bình luận về các tình huống có thể xảy ra vụ va chạm gần đây của tàu ngầm Mỹ với một vật thể không xác định.
Sputnik

"Nếu chuyện xảy ra ở các vùng Bắc Cực thì đó có thể là một vụ va chạm với một tảng băng trôi. Nhưng ở vùng Biển Đông ấm áp không có băng trôi. Do đó, chỉ có thể giả định một phương án, đó là vụ va chạm với một tàu ngầm khác", - chuyên gia nêu quan điểm của mình.

Các phương tiện truyền thông viết rằng do đặc thù của môi trường nước, hai tàu ngầm có thể ở trong vùng "bóng âm thanh" của nhau, và sau khi va chạm, một bên tham gia sự cố có thể giấu mặt.

Sự cố tàu ngầm Mỹ ở Biển Đông

Đây là cách ấn phẩm bình luận về thông báo của USNI News, theo đó, tàu ngầm hạt nhân Connecticut của Mỹ thuộc lớp Seawolf ở Biển Đông đã va chạm với một vật thể không xác định, dẫn tới hậu quả là hơn mười thủy thủ bị thương nhẹ. Sự cố không ảnh hưởng tới hoạt động của lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm. Chiếc tàu ngầm bị hư hỏng hiện đã tới đảo Guam ở tây Thái Bình Dương.
Biển Đông
"Thật ngớ ngẩn!" Độc giả Trung Quốc cười nhạo về vụ tai nạn của tàu ngầm Mỹ
Thảo luận